Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Bính » Lỡ bước sang ngang (1940) » Tương tư
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Bính » Nước giếng thơi (1957) » Tương tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngCũng như biết bao tâm hồn đã và đang tương tư khác, nỗi tương tư của chàng trai cũng được bắt đầu bằng sự mong nhớ. Nhưng tại sao ở đây lại là “thôn Đoài nhớ thôn Đông” mà không phải là ai đó nhớ một ai đó? Đơn giản bởi nỗi tương tư ấy đã thấm vào cả cảnh vật và lan toả khắp không gian, cũng như đại thi hào Nguyễn Du đã nhận xét: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Việc sử dụng hình ảnh hai thôn để diễn tả thay cho hai cá thể đang yêu của Nguyễn Bính quả thật rất tinh tế, nó có thể hiện được một cái gì đó đậm đà thắm thiết qua tiếng “nhớ” mà cũng có gì đó e ấp, thẹn thùng chưa dám nói ra. Thêm vào đó, điệp từ “một người” được ngăn cách bằng “chín nhớ mười mong” vừa như một nhịp cầu mà cũng vừa như tấm bình phong ngăn trở của mối tình đậm đà buổi sơ khai này vậy. Từ đó, Nguyễn Bính đi đến một kết luận, một sự đúc kết sâu sắc:
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,Đối với những ai đã, đang và mong muốn được dấn thân vào biển yêu thương ngọt ngào xen lẫn những khổ đau thì tương tư là căn bệnh không thể nào tránh khỏi. Nó làm cho những tâm hồn yêu đương phải mệt mỏi, dằn vặt nhưng cũng chính vì thế mà tình yêu trở nên nhiều màu sắc hơn.
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,Hai câu đầu như có một ý gì đó tự hỏi mà cũng có ý hờn trách nhẹ nhàng. Gần thế cơ mà, nhưng sao “bên ấy” chẳng sang chơi “bên này”, để cho bên này phải đợi mong mỏi mòn, phải “ra ngẩn vào ngơ”, phải tương tư khổ sở thế này, “Bên ấy” có biết cho “bên này” chăng? Sao cứ còn hờ hững mãi? “Ngày qua ngày lại qua ngày”, thời gian cứ thế trôi kéo theo sự nhớ mong dai dẳng trong tâm hồn của “bên này”. Lâu lắm rồi, chờ đợi đã bao ngày rồi, đến nỗi “lá xanh” kia cũng đã “nhuộm” vàng rồi “bên ấy” à! Đối với những tâm hồn đang yêu đương cháy bỏng thì một ngày hay thậm chí một giờ một khắc không gặp người mình yêu cũng dài như mấy năm vậy. Sự vận động của thời gian được tác giả miêu tả bằng điệp ngữ “qua ngày” cùng tự “lại” ở đây đã cụ thể hoá thời gian, diễn tả được bước đi chậm chạp, nặng nề của thời gian dưới cái nhìn của một tâm trạng nóng lòng chờ đợi. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng hai sắc màu chủ đạo “xanh” và “vàng” cùng động từ “nhuộm” ở đây không chỉ diễn tả được sự vận động trong một quãng đường khá dài của thời gian mà còn cho thấy được tâm trạng héo mòn, khô úa vì đợi chờ của nhân vật trữ tình.
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giangChỉ cách có “một đầu đình”, “có xa xôi mấy mà tình xa xôi”? Lúc bấy giờ, chúng ta có thể cảm nhận được mộ sự hờn trách nhẹ nhàng, cái lối hờn mát trách yêu của một tâm hồn nhớ mong cháy bỏng. Vì rằng đường xa khó khăn nên em không sang hay em không muốn sang. Phải chăng ở bên thôn Đông ấy em có tìm được một niềm vui nào đó to lớn hơn, tìm được một niềm vui nào đó to lớn hơn, tìm được một niềm hạnh phúc nào đó ấm áp hơn nên em đã quên mất một cây si, cây tương tư đang chờ em ở thôn Đoài mất rồi.
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Tương tư thức mấy đêm rồiTâm trạng chàng trai lúc bấy giờ dường như có gì đó bối rối và hụt hẫng. Một ngày không gặp thì nhớ mong, hai ngày không gặp thì bồn chồn, lo lắng, ba ngày không gặp thì hờn giận, trách yêu, rồi nhiều nhiều ngày nữa không gặp thì nỗi tương tư giờ đây đã chuyển sang một cung bậc cảm xúc cao hơn, phức tạp hơn: đó là sự buồn bã, không ăn, không ngủ, biểu hiện của một tâm hồn bị nỗi nhớ mong dày vò, dằn vặt. Biết khi nào đây? Khi nào “bến mới gặp đò”, “hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”. Đến đây, hệ thống những hình ảnh được Nguyễn Bính sử dụng đã ngày một đa dạng và phong phú hơn cũng như tâm trạng chàng trai đang diễn biến ngày càng phức tạp và đa cung bậc hơn. Điểm lại tâm trạng ấy, ta có thể thấy rõ ràng một sự tăng tiến trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ nhớ mong đến chờ đợi, bồn chồn rồi đến hờn trách và tự vấn bản thân để từ đó nâng lên một bậc nữa trong cảm xúc. Cũng là sự mong muốn nhưng đã không còn chỉ là nỗi mong muốn được gặp nhau mà giờ đây, chàng trai muốn được gắn kết, được giao hoà và được kết tóc se duyên cùng người “bên ấy” ở “thôn Đông”.
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho
Nhà em có một giàn giầuCách xưng hô của chàng trai ở đây cũng đã thay đổi, không còn là “thôn Đoài”, “thôn Đông” hay “bên ấy”, “bên này”, cũng không còn là “bến” – “đò” hay “hoa” – “bướm” mà đã trở thành “anh” và “em”. Điều đó thể hiện một khát khao gắn kết mãnh liệt, muốn cùng người mình yêu thương sống trọn đời trọn kiếp để tạo nên một cái kết có hậu và đẹp đẽ của mối duyên quê, tình yêu chất phác, đậm đà.
Nhà anh có một hàng cau liên phòng