Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 16/10/2018 15:25 bởi
Vanachi Phạm Đình Trọng 范廷重 (1715-1754) theo Phạm gia phả chí, là người xã Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương. Ông là cháu bốn đời của Thừa tuyên Phạm Bỉnh Di đời Lê Hồng Đức (1461-1497). Cụ Bỉnh Di sinh được con trai Đình Nguyên. Cụ Đình Nguyên thi đỗ khoa Hoành từ đời Quang Thiệu, làm quan tới chức Hàn lâm Học sĩ. Cụ Đình Nguyên sinh ra Đình Giáp. Năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) thi đỗ hương cống, sau theo Trịnh Chiêu Tổ đi đánh giặc Mạc, được giữ chức Hữu tham quân. Đình Giáp lấy con gái của quan Chỉ huy (sứ) họ Lê ở Khoái Châu. Đình Giáp sinh được hai con trai, con trưởng tên là Đình Bình, năm Vĩnh Hựu thứ nhất (1735) thi đỗ hương cống được giữ chức Hàn lâm. Đình Trọng là con trai thứ hai. Trước đó phu nhân họ Lê mộng thấy thần Ngũ Hồ biến thành ngôi sao rơi vào người, từ đó bà có thai rồi sinh ra ông. Ông có dáng mạo trông đẹp đẽ kỳ vĩ uy nghi như thần. Đến năm ông 18 tuổi đỗ hương tiến, năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) đời Lê Ý Tông đỗ tiến sĩ, năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740), ông giữ chức quan Giám sát Ngự sử.
Một hôm, ở buổi chầu trở về nghỉ tại xã Hoàng Xá, huyện Kim Thành, ông dò tìm được nơi ở của tướng giặc là Quận Gió đang trốn ở dưới đống củi. Ông bắt được và giải lên trên. Vụ đó ông được thưởng 300 mân tiền. Năm Tân Sửu ông làm Hiệp đồng kiêm Phòng Ngự sử bắt được giặc Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển ở núi Ngoạ Vân. Thời đó trong nước giặc giã nổi lên như ong, mà Nguyễn Cầu là mối nguy hiểm nhất. Cầu người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương, còn gọi là Quận He. Trước ông và Cầu cùng theo học tiến sĩ họ Đặng ở Chương Đức, Hà Tây. Cầu sau đó sinh đố kị, rồi dần trở nên đối địch với ông, kết bè đảng nổi loạn ở vùng Nam Sách. Cầu còn cho khai quật mộ phần của mẹ ông vứt xuống sông, từ đó ông thề rằng sẽ không cùng chung sống trên đời với Cầu. Cầu có sức khoẻ, mỗi lần lâm trận đều vác đao lớn, lao thẳng về phía trước khó ai địch nổi, quan quân triều đình nhiều lần ra trận đều bị Cầu đánh bại. Phạm Đình Trọng cho bố trí quân mai phục từ trên núi cao bắn vào trại của Cầu. Quân của Cầu bất ngờ không phòng bị nên tự tan vỡ. Cầu liền bỏ thành chạy về Kinh Bắc. Phạm Đình Trọng lại cho quân truy đuổi đến Kinh Bắc và đại phá quân Cầu ở sông Thương. Nghe tin thắng trận vua Hiển Tông, ngự bút ban cho ông bốn chữ “Văn võ toàn tài”. Ông lĩnh thưởng rồi tạ ân, (trong lòng) luôn tự nhủ lấy việc bình giặc làm trách nhiệm của mình. Năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), Cầu trốn vào Nghệ An, liên kết với giặc Chất chiếm cứ vùng Thanh Hoá. Phạm Đình Trọng cùng với người trong họ là Viêm Thọ hầu Phạm Đình Sĩ đem quân đánh đến tận sào huyệt bắt Cầu ở Quỳnh Lưu, ông cho đóng cũi áp giải về kinh. Công cuộc bình giặc Cầu mất khoảng 10 năm. Sau đó ông được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, gia thêm hàm Thiếu bảo, sắc phong ban cho là Dương Vũ tuyên lực công thần, Hải quận công, 150 mẫu ruộng làm lộc điền.
Ông còn có công phá cướp biển ở châu Vạn Ninh mà nhiều năm Tổng đốc Quảng Đông (Trung Quốc) cùng Trấn thủ Yên Quảng (nay là Quảng Ninh) đã nhiều lần hợp sức nhưng vẫn chưa dẹp yên được. Sau đó Tổng đốc Quảng Đông tấu trình mọi việc lên vua Thanh. Vua Thanh rất phục tài của ông và sai sứ giả ban cho chức Thượng thư. Vì thế người đương thời còn gọi ông là Lưỡng quốc Thượng thư. Năm Cảnh Hưng thứ 12 (1751), ông phụng mệnh tới trấn nhậm vùng Nghệ An và kiêm quản trấn Ninh châu Bố Chính. Việc cai quản dân chúng của ông cũng đạt được nhiều công tích. Tục truyền khi ông đến đây, còn để lại bài Tượng đầu đoán tụng ký. Năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754) ông mất tại nơi trấn nhậm. Vua Hiển Tông thương xót, sai quan tới dụ tế và sai Tham tụng Nguyễn Nghiễm làm một bài văn tế.
Phạm Đình Trọng 范廷重 (1715-1754) theo Phạm gia phả chí, là người xã Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương. Ông là cháu bốn đời của Thừa tuyên Phạm Bỉnh Di đời Lê Hồng Đức (1461-1497). Cụ Bỉnh Di sinh được con trai Đình Nguyên. Cụ Đình Nguyên thi đỗ khoa Hoành từ đời Quang Thiệu, làm quan tới chức Hàn lâm Học sĩ. Cụ Đình Nguyên sinh ra Đình Giáp. Năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) thi đỗ hương cống, sau theo Trịnh Chiêu Tổ đi đánh giặc Mạc, được giữ chức Hữu tham quân. Đình Giáp lấy con gái của quan Chỉ huy (sứ) họ Lê ở Khoái Châu. Đình Giáp sinh được hai con trai, con trưởng tên là Đình Bình, năm Vĩnh Hựu thứ nhất (1735) thi đỗ hương cống được giữ chức Hàn lâm. Đình Trọng là con trai thứ hai. Trước đó phu nhân họ Lê mộng thấy thần Ngũ Hồ biến thành ngôi sao rơi vào người, từ đó bà có…