Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều » Dục Thuý sơn
Ngao đội núi lên thành động đấyLúc thì hành hương về chùa Hoa Yên trên đỉnh núi Yên Tử cao xanh, gột rửa bụi trần, thảnh thơi giữa rừng trúc, hang đá:
Kình bơi biển lấp hoá ao rồi
(Núi Long Đội)
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,Trong những năm tháng “bình Ngô“, Nguyễn Trãi đã từng mang gươm đi khắp mọi miền đất nước, sau này, đất nước thanh bình, ông lại mang bầu rượu túi thơ đi thăm cảnh núi sông tráng lệ. Riêng Dục Thuý sơn đã nhiều lần in dấu ấn nhà thơ.
Bao dãi tua châu đá rủ mành
(Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử)
Cửa biển có non tiên,Người đọc như đang cùng thi nhân du mộng vào cõi thần tiên. Vừa ảo, vừa thực, hồn thơ kì thú, lâng lâng, ta như đang được “chiếm lĩnh " cõi tiên nơi trần gian. Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý "như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian” (tiên cảnh truỵ trần gian). Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau, ý thơ và cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.
Từng qua lại mấy phen
Liên hoa phù thuỷ thượng,Để hiệp vần, Khương Hữu Dụng đã đảo lại vị trí 2 câu thơ 3, 4; chất thơ nhạt đi nhiều, cấu trúc nội tại của tứ thơ bị phá vỡ:
Tiên cảnh truỵ trần gian.
Cảnh tiên rơi cõi tục,Học giả Đào Duy Anh đã dịch: “Hoa sen trôi mặt nước, Cõi tục nổi non bồng”. Hai câu luận (5, 6) tả tháp trên núi và ánh sáng trên mặt sông, vẫn là bút pháp tạo hình bằng hai hình ảnh ẩn dụ mĩ lệ. Bóng ngọn tháp trên núi tựa như cái trâm bằng ngọc xanh (trâm thanh ngọc). Ánh sáng lấp lánh trên sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh biếc (kính thuý hoàn). Trâm, tóc và gương ấy đều mang màu sắc rất đẹp (thanh ngọc, thuý hoàn), vì là của tiên nữ (nơi non tiên, cảnh tiên). Cảnh sắc rất ngoạn mục. Phép đối được sáng tạo qua vẩn thơ như hai bức tranh của trường phái “ấn tượng”:
Mặt nước nổi hoa sen.
Tháp ảnh trâm thanh ngọc,Núi Dục Thuý có sông Vân uốn quanh. Cách đây năm, sáu trăm năm, núi còn nằm trên cửa biển. Trên núi có chùa và tháp. Bàn tay của con người góp phần điểm tô cho cảnh núi non, sông biển thêm đẹp. Trương Hán Siêu từng ca ngợi: "Giữa dòng long lanh bóng tháp” (Dục Thuý sơn khắc thạch); “Tháp gồm bốn tầng, đêm toả hào quang”, xa gần đều trông thấy... cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ hùng vĩ cho non sông...” (Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí) - Phát triển mạch cảm xúc của tiền nhân, trong bài thơ này, Ức Trai miêu tả cảnh sắc núi Dục Thuý bằng những nét vẽ tài hoa, với tất cả tâm hồn người nghệ sĩ: một cái nhìn mới độc đáo, mang cốt cách phong tình, đầy tính chất nhân văn.
Ba quang kính thuý hoàn.
(Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.)
Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khấp đòi phương
(Bảo kính cảnh giới – 43)
Việc cũ ngoảnh đầu ôi đã dứtGần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thuý, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu. Vật đổi sao dời. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Đất nước ta đã trải qua, bao biến cố, bao triều đại hưng vong, suy thịnh... Ức Trai bồi hồi nhớ đến công đức người xưa:
Dòng trôi tìm bóng dạ bâng khuâng’
(Cửa biển Bạch Đằng)
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo,Trương Hán Siêu là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thuý sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. Đúng là trông núi, ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa. Hình bóng Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây. Lời thơ hàm súc, nỗi cảm hoài sâu lắng mênh mông. Hình ảnh bia đã phủ đầy rêu gợi tả cảm xúc hoài cổ đậm đà tình nghĩa. Đến chơi núi, nhìn tháp và chùa mà nhớ đến người xưa. Tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn” thấm đẫm qua một vần thơ đẹp. Hai chữ “nhớ xưa” (hữu hoài) biểu lộ cái tâm trong trẻo của Ức Trai.
Bia khắc dấu rêu hoen.