Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nguyễn Bá Huân 阮霸勳 (1853-1915) tự Ôn Thanh, hiệu Mộ Chân sơn nhân, sau lấy tên hiệu nữa là Ái Cúc ẩn sĩ, là một danh sĩ thời nhà Nguyễn, người làng Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là con trưởng tú tài Nguyễn Khuê, một vị thầy đồ đức độ, tiết tháo, đào tạo nhiều thế hệ học trò làm nên danh phận.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến cuối tháng 5 năm 1885, thì kinh thành Huế bị thất thủ. Vua Hàm Nghi phải theo Tôn Thất Thuyết chạy ra Quảng Trị rồi xuống dụ Cần Vương. Đào Doãn Địch vốn người Bình Định đang làm quan tại kinh, mang chiếu về quê tụ nghĩa. Sau trận Cần Úc, Đào công lâm bệnh nặng rồi mất, trao binh quyền cho Mai Xuân Thưởng. Lúc bấy giờ, cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng tìm đến Bình Khê ứng nghĩa, được thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng cử làm Nguyễn Bá Huân làm Tham tán sự vụ, trấn thủ mật khu Linh Đỗng.
Năm 1887 Mai Xuân Thưởng cùng một số võ tướng bại trận, bị bắt sống rồi bị giết, Nguyễn Bá Huân nhờ ở hậu cứ nên trốn thoát được. Mãi đến tháng 4 năm Ất Mùi (1895) vua Thành Thái có chiếu chỉ bãi bỏ việc truy nã, truy tố các chiến sĩ Cần Vương đào tỵ, ông mới cùng hai anh em trở về làng cũ (Vân Sơn).
Ngoài số lượng thơ, từ, tạp văn hứng đâu viết đó hợp thành Mộ Châu sơn nhân thi văn từ tập, ông cũng như em ông là Nguyễn Trọng Trì, còn chú tâm nghiên cứu, biên soạn về nhà Tây Sơn. Đây là mảng đề tài quan trọng nhất trong đời văn của ông. Các tác phẩm chính của ông gồm:
- Tây Sơn cân quắc anh hùng truyện (nói về Đô đốc Bùi Thị Xuân và các nữ tướng)
- Tây Sơn văn thần liệt truyện
- Tây Sơn tiềm long lục (nói về nhà Tây Sơn lúc chưa dấy nghĩa)
- Bình Định hào kiệt truyện (nói về các chiến sĩ Cần Vương)
Theo Quách Tấn, ông còn một tác phẩm nữa, gọi là Trinh phụ khốc phu từ gồm 64 khổ, tức 256 câu song thất lục bát. Tác giả mượn lời người quả phụ khóc chồng để gởi gắm nỗi đau mất nước. Tác phẩm này hiện thất lạc.
Nguyễn Bá Huân 阮霸勳 (1853-1915) tự Ôn Thanh, hiệu Mộ Chân sơn nhân, sau lấy tên hiệu nữa là Ái Cúc ẩn sĩ, là một danh sĩ thời nhà Nguyễn, người làng Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là con trưởng tú tài Nguyễn Khuê, một vị thầy đồ đức độ, tiết tháo, đào tạo nhiều thế hệ học trò làm nên danh phận.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến cuối tháng 5 năm 1885, thì kinh thành Huế bị thất thủ. Vua Hàm Nghi phải theo Tôn Thất Thuyết chạy ra Quảng Trị rồi xuống dụ Cần Vương. Đào Doãn Địch vốn người Bình Định đang làm quan tại kinh, mang chiếu về quê tụ nghĩa. Sau trận Cần Úc, Đào công lâm bệnh nặng rồi mất, trao binh quyền cho Mai Xuân Thưởng. Lúc bấy giờ, cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng tìm đến Bình Khê ứng nghĩa,…