53.00
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
7 bài trả lời: 1 bản dịch, 6 thảo luận

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 10:45

Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội...

Những tháng năm ở rừng
Người thân xưa hờ hững hoá người dưng
Ngày xuống phố-
thẩn thờ, ngơ ngác

Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.


Cao Bằng, 1988

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

Và chính ở miền Cao Bằng đã cho thơ Nguyễn Anh Nông những bài hay, thấm đẫm chất hào khí, cái trập trùng núi non biên ải. Những sáng tác thời gian này góp mặt làm nền tảng cho những thành công của tập. Như các bài: Hoa cỏ tía, Khúc tưởng niệm bên dòng suối, Những tháng năm ở rừng, Với quê…
  Là nhà thơ chiến sỹ, tất nhiên đề tài, mối quan tâm chủ đạo và tâm huyết nhất Nguyễn Anh Nông dành viết về người lính. Các vấn đề chiến tranh, sự hy sinh, cũng như trong hoà bình trước cuộc sống đời thường đều đi vào thơ anh với nhiều cảm xúc sâu đậm, những ưu tư trăn trở, bức xúc, song tất cả đều được thể hiện qua các câu chữ chân thành yêu thương và tài hoa. Những tháng năm ở rừng bài thơ được lấy làm tiêu đề cho tập là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp mang lại nhiều thành công cho thơ Nguyễn Anh Nông.
  Câu chữ giản dị mà tinh tế, khái quát. Hình ảnh thơ như những nhát cắt cho hiện ra từng mảng sống chân thực của người lính ở rừng:
Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội…

Trong bài thơ Những tháng năm ở rừng, có câu bật ra như một tiếng thở dài, không vì tiếc nuối, mà có lẽ đơn thuần chỉ là tiếng thở dài hồn nhiên bật ra trước thực tế không ngờ tới: “Người thân hờ hững hoá người dưng/ Ngày xuống phố thẫn thờ ngơ ngác…” Người lính, nhất là người lính đồn trú nơi núi rừng, hải đảo, xa cách với phần sống hiện đại đang diễn ra nơi đô thị phồn hoa với bao vẻ mới mẻ, bao quan niệm về giá trị cũng đã có sự đổi thay, khiến mình thành lạc lỏng xa lạ. Và vì thế đã cho cảm nhận, không chỉ hoá người dưng trước người thân mà ngay với chính mình

( Rút trong bài viết của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Đá và hoa- một bông thơ dâng tặng)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga

MONTHS AND YEARS IN THE FOREST

For many months and years in the forest,
with my comrades, I had been a sharp sword,
with my comrades, I had been a shield at the border landmark.

For many months and years in the forest,
I had eaten in the sun, slept in the fog,
I had expected the mails for few times every day,
I had made friends with the moon, with winds and clouds every night.

For many months and years in the forest,
a few of my comrades had fallen down,
but their holy spirits still stay there with the leaves in the forest.

For many months and years in the forest,
fire-ants had bitten and made my soul hurt,
when I heard the storm and the flood were coming to my hometown…

For many months and years in the forest,
my beloved people in the past were so indifferent that they turned into strangers.
The day I went down town –
I felt dazed, bewildered.

For many months and years in the forest,
how good memories flickered in my mind.
Oh, the fire among the night forest
has been smouldering tormentedly inside me.


Cao Bang, 1988

DỊCH NGÀY: 8 THÁNG 3 NĂM 2008
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

NAMKTS57

Thư gửi anh Nông
Kính chào anh Nông.
Cảm ơn anh thật nhiều. Xin chép lại đây ý kiến của tôi và những bài thơ anh vừa đăng lại, như lòng biết ơn với tất cả đồng đội:
Cảm ơn anh Nông về những bài thơ anh vừa đưa lên.
Quá khứ hào hùng của dân tộc, bên cạnh sự đóng góp của các đồng đội, có công rất nhiều từ những bài thơ của các nhà thơ mặc áo lính.
Có những câu thơ đi trước, nhưng nó báo hiệu một sự chuyển mình lớn của dân tộc, và đúng cho hôm nay. Thật biết ơn thế hệ các anh còn giữ được sức nóng của tuổi trẻ, làm gương cho các bạn trẻ hôm nay.
Chúc anh mạnh và vui nhân những ngày này.


NGUỒN:http://namkts57.vnweblogs.com/post/9885/117786
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

NGUYÊN TÁC BÀI THƠ: NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG

Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội...

Những tháng năm ở rừng
Người thân xưa hờ hững hoá người dưng
Ngày xuống phố-
          mắt nai vàng ngơ ngơ ngác
Đất bằng, người gặp người như thấy giặc?
Lòng tin giấu bặt đáy ba lô.

Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.

Cao Bằng, 1988


Nguyên văn bài thơ này đăng báo Tiền Phong năm 1989
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Kỉ niệm nhỏ về một (và các) bài đăng trong các tuyển thơ

Năm 2009, kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Nhi đồng đã xuất bản tập thơ 65 BÀI THƠ, NHÀ THƠ QUÂN ĐỘI ( MỘT THỜI ĐÁNH GIẶC MỘT THỜI LÀM THƠ).  Sách do nhà văn  Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn, giới thiệu.
Tôi (Nguyễn Anh Nông) được tuyển chọn bài thơ NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG. Bài thơ này tôi viết tại huyện biên giới Thạch An, tỉnh Cao Bằng vào khoảng năm 1988, sau bốn năm tôi bám trụ tại đây, lúc ấy tôi là thượng úy, Phó đại đội trưởng về chính trị Đại đội 7, tiểu đoàn 5, trung đoàn 529. sư đoàn 311, Binh đoàn 26, QK1.
Tôi nhớ bài thơ NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG đã được in báo Tiền phong năm 1988( hay 1989?), rồi sau được in lại nhiều báo, nó được in trong tập thơ BÀN TAY LÁ CỎ( TẬP 2),NXB VĂN HỌC, 1995, sau được in lại trong tập thơ NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG, NXB QDND, 2005. Bài thơ này nằm thường trực trên THI VIỆN, bây giờ, xin bê về đây " khoe" lại với mọi người.
 Trước khi "khoe" với mọi người, xin kể mấy kỷ niệm nhỏ bài thơ này và một số bài thơ khác được in trong các tuyển thơ gần đây:
 1- Một buổi sáng đầu tháng 1 năm 2010, tôi nhận được tin nhắn: " Chú sang anh gặp, ngay", biết nhà văn Ngô Vĩnh Bình đã nhắn tin thế là có việc không to thì nhỏ, chưa biết chuyện gì, nghĩ cũng thấy  lăn tăn. Tôi liền vội vàng sang căn phòng tâng 2  ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, gặp anh, thấy anh cười hiền lành, đoạn anh nói như thế, như thế. Tôi cầm tập thơ thấy cách trình bày, minh họa, buột miệng " nom cũng hay hay". Đoạn, Ngô Vĩnh Bình bảo : " NAN cũng ghê", câu nói này tôi đã được anh nói nhiều lần, không phải là một lần, nhưng mọi lần tôi im lặng , cười, lần này thì tôi vặc lại " Bác bảo em ghê là ghê cái nghĩa gì?". Ngần ngừ một lúc, anh bảo: " Không ghê mà đang ở biên giới phía Bắc, đùng cái về Thái Bình( tỉnh đội Thái Bình), rồi xuống huyện đội Hưng Hà, lại đùng cái lại về tỉnh đội Hòa Bình, rồi lại về Hà Nội( Điện ảnh Quân đội nhân dân), anh lại nheo nheo mắt cười tít. Tôi lại buột miệng: tưởng bác bảo thơ em ghê, cái đó có gì mà ghê, hở bác...
  Sáng đó, ngồi với anh khoảng 5 phút rồi về cơ quan, mở sách ra đọc, phần giới thiệu về tôi, đọc mà buồn cười, nhưng thôi, đấy là cách tóm tắt của người biên tập, quyền của họ, nhưng cái làm tôi lăn tăn là phần giới thiệu tác phẩm, nhìn vào mục "gia tài riêng" thì người làm sách giới thiệu thiếu mất của NAN 2 tập ( tất cả 6 tập, bỏ 2 còn 4), tôi gọi điện cho nhà văn Ngô Vĩnh Bình thắc mắc, thì anh bảo : " Sao chú không tặng anh?", ôi trời, em tưởng bác lướt mạng suốt ngày, sao bác không ghé bộ đọc trong trang blog của em hì hì. Thật tình, đáng khen cho nhà văn họ Ngô đã  "vụng chèo nhưng lại khéo chống"...
   2.Cũng giống Nhà xuất bản Thanh Hóa ( quê hương tôi)ra tập thơ thế kỷ 20 đăng của tôi mỗi một bài thơ " Về chốn cũ", còn phần giới thiệu tác giả, tác phầm thì ghi : 2 tập thơ đã xuất bản ( Bàn tay lá cỏ 1 và 2), mặc dù đến lúc ấy ( NĂM 2007) tôi đã ra đến 5 tập thơ. Thôi thì ít liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp quê hương thì cũng chả trách họ được, tôi tự động viên mình thế.
 3. Bù lại, khi Thái Bình (mặc dù là quê ngoại,nơi tôi công tác 3 năm, lại có thời là Hội viên Hội Văn nghệ TB)  làm tuyển thơ văn 10 thế kỷ, tôi được chọn giới thiệu 3 bài: Về chốn cũ, Khúc ca bên cỏ, Nhà ta
4. Năm 1997, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản THƠ NGƯỜI LÍNH ( 200 tác giả) có tuyển chọn bài thơ NHÁT CHỔI TRONG CHIỀU của tôi
5. Năm 2000, tập thơ tuyển NGHÌN CÂU THƠ TÀI HOA VIỆT NAM, do nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm ( sưu tầm, tuyển chọn, dịch) đã tuyển của tôi 2 chùm, 6 câu thơ trong 2 bài thơ của tôi( 2 câu trong bài thơ GIỌT NƯỚC và 4 câu thơ trong bài thơ EM VÀ HOA)
6.  Năm 2001, tuyển thơ 25 năm 1975- 2000 do Hội Nhà văn tuyển, phát hành, tôi được chọn đăng bài thơ NÀNG CÒNG GIÓ. đến tận giờ vẫn không rõ ai là người chọn nó, thực tình tôi vẫn chưa có điều kiện để hỏi Ban Tuyển chọn 3 tập thơ ấy, để cảm ơn họ một câu, cho phải phép.
 7. Và một số tỉnh như Cao Bằng ( nơi tôi có 7 năm công tác, là Hội viên) và Hòa Bình ( nơi tôi có 9 năm gắn bó và là Hội viên) và 1 số nơi khác cũng được coi là nơi để lại bao vui buồn và có sáng tác...nên có thể goi NAN là quân của " liên hợp quốc" hay của " liên quân"  cũng được...hê hê...
Thôi, huyên thuyên chính chòe mãi, sốt ruột, mời bạn vào đọc ngay trang tiếp về bài thơ NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG này nhé. Bài này trong THI VIỆN đăng nguyên văn bài đăng báo Tiền phong, lần đầu...
                       Nguyễn Anh Nông

Những tháng năm ở rừng
         Thơ Nguyễn Anh Nông

Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng ở rừng
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội...

Những tháng năm ở rừng
Người thân xưa hờ hững hoá người dưng
Ngày xuống phố-
thẩn thờ, ngơ ngác

Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.

Cao Bằng, 1988


Bài viết từ trang: KỶ NIỆM
http://binhphuong.vnweblogs.com/post/3191/214329
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

TS. Đỗ Thị Thu Huyền:HUYỀN THOẠI MỘT THẾ HỆ

NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG
- HUYỀN THOẠI MỘT THẾ HỆ
   Vi Anh(TS. Đỗ Thị Thu Huyền)

NHỮNG THÁNG NĂM Ở RỪNG
                       NGUYỄN ANH NÔNG

Những tháng năm ở rừng
Cùng đồng đội làm thanh gươm sắc
Cùng đồng đội làm lá chắn bên cột mốc.

Những tháng năm ở rừng
Ăn trong nắng, ngủ trong sương
Ngày mấy bận ngóng thư
Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió.

Những tháng năm ở rừng
Sốt rét tái màu da
Đồng đội mấy người gục ngã
Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng.

Những tháng năm ở rừng
Con kiến lửa đốt lòng nhoi nhói
Tin quê bão bùng lụt lội...

Những tháng năm ở rừng
Người thân xưa hờ hững hoá người dưng
Ngày xuống phố
thẫn thờ,
        ngơ ngác...

Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.
Cao Bằng, 1988
NGUỒN: http://www.thivien.net/vi...ID=3Fh2CitwUaHuZuLhd8-m0w
Vẫn mang tinh thần “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh) nhưng âm hưởng chủ lưu của bài thơ Những tháng năm ở rừng không phải là tái hiện một cái nhìn sử thi về quá khứ hào hùng đã qua.
Ấn tượng đầu tiên của bài thơ đến từ sự dụng công của tác giả. Điệp khúc “Những tháng năm ở rừng” tạo cho bài thơ 6 đoản khúc về cuộc sống người lình với đầy đủ những cung bậc, thăng trầm:
Đoản khúc một là sự bền gan chiến đấu của những người lính nơi chiến trường.
Đoản khúc hai tái hiện những hoạt động bình dị mà không kém phần lãng mạn của người lính trong những tháng ngày đằng đẵng.
Đoản khúc ba khắc họa trực diện những gian khổ và hi sinh mất mát của cuộc chiến tranh bằng một âm điệu trầm.
Đoản khúc bốn nói về nỗi mong nhớ quê hương đầy xót xa.
Đoản khúc năm biến chuyển với một bước ngoặt trong tình cảm khi “xuống phố” và nhận ra những điều không như mình tin tưởng.
Và đoản khúc cuối cùng như một sự tổng kết, tái khẳng định về những ký ức - một phần của cuộc đời người lính không bao giờ nguôi ngoai.
Bài thơ với dung lượng ngắn, ngôn từ cô đọng nhưng tái hiện một quãng thời gian dài với hiện thực - mơ mộng, khoảng sáng - góc khuất trong những tháng năm dài nhiều biến động của cuộc đời người lính. Âm hưởng bài thơ khiến người đọc có cảm tưởng như mọi thứ đều bỏ lửng chưa nói hết. Câu chữ cuối mỗi điệp khúc cứ lơi ra, miên man và còn nhiều dang dở. Đến khổ cuối cùng bài thơ, ta mới vỡ lẽ, năm đoản khúc kia đều là hồi tưởng, là kí ức đã qua mà hiển lộ rõ ràng như sự thực hiện hữu trước mắt.  
Nguyễn Anh Nông viết bài thơ này năm 1988, khi những tháng năm cùng đồng đội ăn trong nắng, ngủ trong sương đã trở thành ký ức. Tâm trạng của người lính hiện lên qua những câu thơ đẹp: Đêm bầu bạn với trăng trời mây gió, Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng... là những điểm nhấn quan trọng của bài thơ. Không thể quay ngược thời gian để trở về quá khứ, nhưng nhà thơ đã làm một cuộc “hành trình” để tìm lại khoảng thời gian thiêng liêng tưởng như đã vĩnh viễn trôi qua kia bằng tâm tưởng:
Những tháng năm ở rừng
Bập bùng bao kỷ niệm
Ôi, ngọn lửa giữa rừng đêm
Âm ỉ cháy trong ta da diết.
Những con người đã đi quá nửa đời sương gió, trở về vẫn một niềm trân trọng. Nguyễn Anh Nông viết về mình, về những người bạn “như mạch suối nhỏ trong lành” bằng thứ tình cảm chân thực và pha chút xót xa. Ngọn lửa giữa rừng đêm chính là ngọn lửa tin yêu trong lòng của anh dành cho quá khứ, đồng đội. Những kỷ niệm âm ỉ ấy để lại những ám ảnh miên man không dứt, cho nhân vật trữ tình trong bài thơ và cho người đọc.
Những tháng năm ở rừng của Nguyễn Anh Nông hay không chỉ bởi sự dụng công trong cấu tứ, ngôn từ mà còn đến từ cách anh nhìn cuộc chiến. Tác giả viết về chiến tranh, có gian khổ, có đau thương nhưng ấn tượng bao trùm lại là một ký ức khó phai đối với người lính. Những chặng đường đi qua như những nốt thăng trầm trên một bản hòa tấu nhiều giai điệu, có tin tưởng, có hoài nghi, có có cả niềm vui nỗi buồn. Điểm cuốn hút và ám ảnh người đọc của bài thơ đến từ cảm giác lắng đọng trước những điều thiêng liêng. Ở đó toát lên một sự trầm tĩnh và từng trải lạ thường. Điều mà không nhiều bài thơ viết về chiến tranh giai đoạn này dễ dàng có được.

      V.A


(*) Bài thơ Những tháng năm ở rừng của NAN và lời bình của TS. Đỗ Thị Thu Huyền in báo Quân đội nhân dân- cuối tuần, ra ngày 23/2/2013
Nguồn:
http://www.qdnd.vn/qdndsi...ng-nam-o-rung/288095.html
Và tại:
 http://nguyentuanhung.vnw...logs.com/post/1273/446090
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thêm thông tin

(*)(*) Bài thơ NTNƠR và lời bình được giới thiệu tại các địa chỉ sau:
http://nguoibanduong.net/...p;at=article&sid=7562
Và tại trang:  

 http://nhavantphcm.com.vn...ung-thang-nam-o-rung.html

Chưa có đánh giá nào
Trả lời