Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
4 bài trả lời: 4 thảo luận

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 17/07/2007 07:11, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 27/04/2008 04:38

(Tặng TMD)

Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Lời bình của nhà thơ Y Phương

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY

HOA CỎ TÍA

Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đơị bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già
Nguyễn Anh Nông


LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ Y PHƯƠNG
Là người miền núi, ai cũng biết loài cỏ mọc tùm lum trên các triền núi đá vôi? cái màu tía không lẫn với sắc lá, sắc cỏ - cái màu tía bền bỉ ấy có tự bao giờ?
Nếu không được đọc bài thơ HOA CỎ TÍA của Nguyễn Anh Nông - chắc là tôi không mảy may nhớ tới cái loài cỏ mà một thơì gần gũi, thân quen và trìu mến của tuổi thơ tôi. Chính nó mang cái tên" Chắp - Pi- Đeng": Người Tày đã gọi như vậy. Nó bình thường như nhiều loài thảo mộc khác.
Chắp- Pi- Đeng thực ra nó là loài cỏ-loài cỏ không trực tiếp hút mầu từ đất- nó cứ bám vào rêu phong cổ kính, tự tình với rêu phong phủ dày trên các mỏm đá tai mèo sắc nhọn. Năm tháng cứ thế mà sinh con, đẻ cái. Cứ thế mà yêu nhau vững bền. Bởi nó là loài cỏ nhưng được trời phú cho sắc màu của hoa.
" Cỏ tía như là hoa tím pha…"
Lần đầu tiên ánh mắt gặp nó là CỎ TÍA, nhưng nhờ nhạy cảm nghệ thuật, từ màu tía đã chuyển sang màu" Tím pha"- nó bớt cái phần chói gắt, khắc khổ- Thêm phần trẻ trung, nền nã, giờ chỉ còn cái màu " hoa tím pha" thanh thoát, lịch sự.
" Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua"
Đích thị" HOA CỎ TÍA" không còn là hoa nữa- không còn cái bản ngã thiên tạo. Hoa đã ý thức được cái đẹp thuần khiết vốn có. Hoa chính là người. Người con gái miền núi đang độ thì mơn mởn. Thân thể của nàng đang lan toả cái mùi hương đến là ngọt ngào, đến là dễ chịu. Tặng vật của thiên nhiên chỉ dành cho con người- Thứ tặng vật vô cùng quý báu và chỉ vào cái thơì ấy, cái lúc ấy- cái phút giây thiêng liêng âm dương gặp gỡ để bàn giao cái kỳ công để tạo ra một thứ vũ trụ mới ra đời. Bởi vậy không bâng khuâng sao được, không nôn nao, bồn chồn sao được? Nó giống như cái kíp mìn, chỉ cần chạm khẽ là nổ tung lên cho hả; ấy vậy mà:
" Bướm ong mê mải phương trời lạ" thì đáng trách quá! Cái thứ bướm ong vô tâm, vô tính- cái thứ bướm ong có mắt như mù, có tai như điếc, có cái mũi bị" viêm xoang" mãn tính. Em- hoa- cỏ- tía đây- Ngay dưới đôi cánh mỏng của các chàng đây- chẳng lẽ em còn phải cất tiếng chaò mời? Chẳng lẽ em táo tợn bước qua khuôn phép, cái khuôn phép bền chặt, muốn mà không nói được, thích mà không được làm- cái khuôn phép không hình thù, không màu sắc, cứ thế trơ ra giữa trời cao đất dày, mãi mãi không hoen rỉ, không hao mòn, không nhàu nát. Biết vậy nên: " Hoa tím mơn man mặt đá già". Bài thơ đóng lại bằng niềm hạnh phúc giả tạo. Niềm hạnh phúc đích thực thì đã tuột khỏi tầm tay, đau xót cho mình biết bao nhiêu- ý tưởng nhân văn bật lên từ đấy- niềm an ủi lớn lao chính là sự đền bù của" Mặt đá già"- cái " Mặt đá già "mơn man hay" hoa tím" mơn man đều được cả- cái sự mơn man cần thiết cứ xảy ra thường nhật. Sự "mơn man" chứa đựng cái nghĩa chuẩn lấp cái tình- cái lý vượt trội cái cảm. Nguồn năng lượng trực tiếp đưa đến không truyền qua các công đoạn thông thường.
Hiện tượng hoa cỏ tía vượt mãi lên khuôn phép truyền đời, kiếp kiếp?
Bài thơ chỉ có bốn câu, các "nhân vật đưa lên sàn diễn" chỉ có" Hoa cỏ tía" và "Mặt đá già" thoảng có tiếng vù vù những đôi cánh mỏng của ong bướm, xa vời, mờ nhạt, vô định.
Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già.
HOA CỎ TÍA là một bài thơ hay của Nguyễn Anh Nông- một tác giả trẻ, là cây bút mặc áo lính với lực viết đang độ sung sức và hứa hẹn nhiều triển vọng./.


Y Phương
Hội nhà văn Việt Nam
Trụ sở: 9 - Nguyễn Đình Chiểu
(ĐT: 091.3280777)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

Về nghệ thuật sử dụng hình ảnh ngôn ngữ với cách tạo nhịp điệu trình diễn nó qua lăng kính các ý niệm tinh thần, thơ Nguyễn Anh Nông có một hình ảnh đáng chú ý, đó là hình ảnh Đá và Hoa cỏ. Bài Hoa cỏ tía với bốn câu tứ tuyệt chặt chẽ, hàm xúc:

Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già.

( Rút trong bài viết: Đá và hoa- một bông thơ dâng tặng của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đôi lời cùng bạn đọc

Thưa bạn, cuộc đời bộ đội cho Nguyễn Anh Nông tôi đi được nhiều nơi: ngoài quê hương Xứ Thanh khoảng 20 năm, Cao Bằng 7 năm, Thái Bình 3 năm, Hòa Bình 9 năm, còn lại là sống ở Hà Nội mới - rìa Hà Nội ( Hà Tây), thời này tôi học ở Trường Sĩ quan Lục Quân I.
  Trong những năm tôi đóng quân ở Cao Bằng, đầu tiên là sống ở Thạch An, khoảng 6 năm và 1 năm ở thị xã Cao Bằng. Rất may cho tôi, thời kỳ ấy, Cao Bằng non xanh nước biếc, con người hiền hòa, nhân hậu và nhiều người tài trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Người đầu tiên tôi được gặp và làm quen là nhà thơ Bế Thành Long và sau đó là nhà thơ Y Phương, nhà thơ Hoàng Triều Ân, nhà thơ Ngô Lương Ngôn, nhà thơ Trần Hùng, nhà thơ Hàn Thái Lang,nhà thơ Trịn Phương, nhà văn Hữu Tiến, nhà văn Hoàng Quảng Uyên, nhà thơ Trần Thị Mộng Dần, nhà thơ Triệu Thị Mai, nhà văn Hoàng thị Cành... và nhiều người viết nữa.
Thời kỳ ở đất Cao Bằng tôi viết được 2 tập thơ cho người lớn và 1 tập thơ cho thiếu nhi, sau này chuyển về Thái Bình tôi mới được anh em giúp, trong đó có công biên tập và trình bày của nhà thơ Trần Nhương. Hai tập sách tôi viết cho người lớn, tôi cho xuất bản năm 1993 và năm 1993, có tên là BÀN TAY LÁ CỎ, tập 1 và tập 2, NXB VĂN HỌC.
    Tôi nhớ vào khoảng đầu năm 1990, nhà thơ Y Phương tới tham tôi, lúc đó tôi là trọ lý tuyên huấn, ban Tuyên huấn, phòng Chính trị, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. ( Xin nói thêm, trước đó khoảng 6 năm, tôi là quân của Quân đoàn 26- hay còn gọi là Binh đoàn Bắc Pó). Lúc đó nhà thơ Y Phương đã nổi danh trên thi đàn với giải A cho tập thơ Tiếng hát tháng giêng, tôi chỉ là thằng em bé nhỏ, một anh lính quèn, vậy mà nhà thơ Y Phương rất ưu ái, nhặt ra bài thơ trong đống " rơm rác thơ" của tôi lúc ấy, anh bình bài thơ HOA CỎ TÍA của tôi và sau đó TẠP CHÍ THANH NIÊN đã cho sử dụng. sau này, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn nói với tôi là lúc ấy anh làm Biên tập hợp đồng của tạp chí này - phần trang thơ và trước đó 1 năm ( 1990) anh đã cho đăng của tôi 1 chùm thơ 4 bài.
    Hôm nay, lục lại tủ, tôi phát hiện ra bài viết này của nhà thơ y Phương, bài đã đăng tập chí Thanh Niên năm 1991.
  Dưới đây là đường dẫn tới địa chỉ bài thơ HOA CỎ TÍA, đăng tạp chí Thanh Niên:
http://nguyennong.vnweblogs.com/post/2836/32177

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

của Nguyễn Thị Bích Nga

FLOWERS OF PURPLE GRASS


The grass is as purple as the violet flowers

that are dazedly waiting for butterflies and bees to come   

but bees and butterflies are passionate in the strange sky

so the violet flowers caress the old face of the stone.


DICH  1.9.2009
Chưa có đánh giá nào
Trả lời