Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
17 bài trả lời: 17 thảo luận
2 người thích

Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 26/03/2009 01:20

(Tặng những người lính Binh đoàn 12 - Tổng CTXD Trường Sơn)

               
Trường Sơn
Ai lại về đây
Lặng nhìn hôm nay
Hỏi mây
Hỏi gió
Hỏi cây
Hỏi rừng
Hỏi suối sâu đèo cao
Con đường dang dở hôm nao
Em tôi gồng gánh biết bao vui buồn
Bài ca mưa nắng xanh tuôn
Máu xương đồng đội mạch nguồn núi sông
Niềm tin phấp phới cờ hồng
Tháng năm dầu dãi tấm lòng sắt son.

*

Nước chảy đá mòn (*)
Bàn chân ta đạp dấu chân voi
Tiếng ong bay lấp lánh xanh non màu lá
Rì rầm mạch đất
Mơn man mái tóc làn da
Gió hát gió ca
Khúc ca day dứt
Bài ca làm người.

*

Khành khạch đười ươi
Lá vàng xanh che số phận
Vạch lá, vén mây thấy bao điều lạ
Niềm vui nào bổ chững giữa trời xanh
Đẫm nỗi buồn ngẫng cao đầu đứng dậy
Những bước đi thập thững trong sương
Đại ngàn núi bủa
Thông thống gió trời
Vạm vỡ ngực trần Đam San (**)
Dịu dàng ánh mắt Hơ Nhí (***)
Mái nhà rông ngân nga tiếng chiêng
Uốn lượn dốc đồi mái núi
Thác chảy rì rào, ưu tư
Đôi trai gái tuổi trăng tròn tình tự
Rượu cần vít cong niềm vui
Lời khan ủ men thấp thỏm
Lửa bập bùng tối sáng
Bập bùng tâm tư
Sông - suối - núi - khe ơi.


(*) Tục ngữ Việt Nam.

(**) Đam San là một người anh hùng trong sử thi của người Ê Đê ở Tây nguyên. Là nhân vật chính trong trường ca, sử thi Bài ca về chàng Đam San. Bộ sử thi dài Đăm San (2077 câu), thể hiện nét lịch sử văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên.

(***) Hơ Nhí và Hơ Bhí: Theo tục nối dây, chàng Đam San phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ, vì không chịu làm theo, chàng đã bị giàng lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần làm cho chết lịm. Sau khi được giàng làm cho sống lại, Đam San đã phải làm theo phong tục và trở thành một vị tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng trong vùng. Vì đánh thắng được nhiều tù trưởng khác và bắt được nhiều nô lệ, với bản tính ngang tàng, coi thường thần linh; Đam San đi chặt cây thần sơ-múc, cây đổ đè làm chết cả hai người vợ. Đam San lại vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống hai người vợ yêu và sau đó lãng mạn hơn nữa là hành trình đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ, nhưng cuối cùng chàng bị từ chối, tức giận trở về rồi chết trong khu rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đam San hóa thành con ruồi đậu vào miệng chi gái là Hơ Âng khiến nàng có mang sinh ra Đam San cháu. Lớn lên, Đam San cháu lại tiếp bước người cậu anh hùng.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ca khúc phổ thơ (chương 1 và 2) trường ca Trường Sơn

Ca khúc: Hát giữa đại ngàn Trường Sơn
Nhạc: Quỳnh Hợp
Thơ : Nguyễn Anh Nông
Thể hiện: tốp ca
Tại : http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=yR5sxQpyJ2

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt( HÀ QUẢNG)

Trường ca Trường Sơn - Nguyễn Anh Nông, là một minh chứng khác cho loại trường ca mà yếu tố tự sự (nổi bật) bên cạnh yếu tố trữ tình. Trong trường ca này ngoài sự bộc lộ tâm trạng của chủ thể, đối tượng khách quan được tác giả chú ý nhiều là các lớp công dân đủ loại từ các cô gái, các chàng trai, các cụ già, từ các trẻ vị thành niên đến những người cha từng trải, từ các nhà thơ đến các vị tư lệnh..., một thế hệ con người đến Trường Sơn bám trụ sống và chết với cung đường “miệng khát, họng rát, mắt chói, bụng đói, miệng ói/ hằng đêm mê sảng” đảm bảo giao thông huyết mạch, tạo cơ sở  thắng lợi cho cuộc kháng chiến. Bối cảnh không gian Trường Sơn rất được chú ý, với điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba, từ những cây cầu “xoạc chân đứng đỡ đoàn xe/ tấm thân lấm láp xù xì”, những rừng cây, những cung đường “đêm đêm ánh lửa bập bùng/ kỷ niệm chồng kỷ niệm”, cho đến những muông thú muôn loài   đều  được chú ý thể hiện,  phối hợp  tạo dựng một thế trận hùng vĩ , một bối cảnh sức mạnh  đầy tính huyền thoại của cộng đồng.
TRÍCH TỪ NGUỒN:

http://vanvn.net/news/11/...trien-truong-ca-viet.html


chú thích lại tên tác giả là Hà Quảng
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài viết của PGS,TS Chu Văn Sơn

PGS,TS CHU VĂN SƠN- GỬI NGUYỄN ANH NÔNG NGÀY 28/9/2011
Nguyễn Anh Nông - Nguyễn Khoa Linh
Trong năm vừa rồi, do duyên văn chương thế nào đấy mà tôi được quen hai người bạn thơ gốc Thanh. Một vị Hậu Lộc(thực ra là Quảng Xương), đầu tỉnh( hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia gần nhau - NAN chú thích), một vị Tĩnh Gia, cuối tỉnh. Gốc và ngọn rau má giờ trổ ở Hà thành, nhưng rễ nó vẫn uống nước nguồn xứ Thanh. Điều thật thú vị là cả hai vị đều làm thơ ngắn. Cát Điền Nguyễn Khoa Linh thì chuyên thơ hai câu (đến nay anh đã cho in ba tập Nghiệm 1, Nghiệm 2 và Nghiệm 3). Còn Nguyễn Anh Nông sau khi xoãi bước dong duổi với trường ca Trường Sơn, không biết do mỏi cẳng hay chỉ thuần túy thích đổi món, mà giờ về nắn nót lững thững với  thơ ba câu. Lững thững xanh là tập ba câu đang đến với chúng ta theo cái cách lững thững như vậy. Nhìn kĩ, hình như, thơ hai câu của Nguyễn Khoa Linh thoát thai từ các cặp câu đối và cặp ca dao dân gian. Trong khi, ba câu của Nguyễn Anh Nông xem ra lại nảy từ Haiku Nhật Bản. Có thể nói đấy đều là những mạnh dạn trong các hướng thử nghiệm để mong làm mới thơ của những người tha thiết với thơ.
Thực ra Nguyễn Anh Nông vừa làm trường ca, vừa làm đoản thi. Vừa có sở Trường ca, vừa có sở đoản thi.
(Viết đến đây thì bế tắc suốt hơn một năm nay…)
PGS,TS CHU VĂN SƠN

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Phong Điệp trò chuyện với NAN về trường ca Trường Sơn

Phong Điệp trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Anh Nông

Đời sống văn học nghệ thuật của nước nhà không thể thiếu mảng đề tài về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu của con người Việt Nam. Đường Trường Sơn phải trở thành đề tài thiêng liêng và bất tận đối với văn học nghệ thuật. Từ những ngày máu lửa trong chiến tranh với bao tấm gương hy sinh anh dũng, bao nhiêu chiến công thần kỳ, bao nhiêu anh hùng dũng sĩ với bao nhiêu câu chuyện kể mãi không bao giờ hết, cho đến hôm nay con đường Hồ Chí Minh được xây dựng rộng lớn, thênh thang thảm nhựa phẳng phiu vắt qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tất cả lẽ nào không thể tạo ra cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ? Sáng tác về đường Trường Sơn chính là thể hiện sự tri ân và tinh thần trách nhiệm với những người đã khuất. (Đỗ Hoài)

Đúng trong dịp cả nước kỉ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn, con đường biểu trưng cho khát vọng độc lập tư do và thống nhất Tổ Quốc, nhà thơ Nguyễn Anh Nông cũng cho ra mắt tập trường ca đầu tiên của mình với tên gọi Trường Sơn. PVVNT đã có cuộc trò chuyện cùng nhà thơ Nguyễn Anh Nông

· Thưa nhà thơ Nguyễn Anh Nông, được biết anh có quá trình sáng tác thơ 30 năm, đã xuất bản 5 tập thơ (Bàn tay lá cỏ, tập 1; Bàn tay lá cỏ ,tập 2; kỵ sĩ ngựa gỗ; Mây bay; Những tháng năm ở rừng), tại sao đến bây giờ anh mới ra mắt tập trường ca đầu tiên của mình về con đường Trường Sơn huyền thoại?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thơ và tập trường ca đầu tiên này của tôi. Vâng, tại sao tôi lại viết về Trường Sơn thì cuộc chiến đã lùi xa hơn ba chục năm? Nó có quá trễ lắm không? Tôi có thể nói ngắn gọn là tôi đã có một quá trình hội đủ các yếu tố để Trường Sơn ra đời đúng lúc, không sớm, không muộn, so với bản thân mình. Ban đầu, tôi viết một rồi hai đoạn thơ, rồi thấy vẫn chưa hết, thế là viết tiếp được 5 khúc, sau đó 9 khúc, vẫn thấy thiếu thiếu cái gì, lúc ấy nhà tôi có việc cần tôi đi phép, lại được bạn bè khích lệ, thế là tôi viết một lèo trong vài ngày, hoàn chỉnh bản thảo như bây giờ. Đây có thể gọi là bài thơ dài được không? Hẳn là không rồi, đúng không? Thể loại trường ca nó mới chứa đựng được nhiều những yếu tố mà tác phẩm này đặt ra.

Xin bật mí trước khi viết trường ca Trường Sơn, tôi đã thử bắt tay làm vài ba cái rồi, như trường ca về Hồ Chí Minh . Có thể phải một thời gian nữa mình mới đụng bút viết tiếp về trường ca này được. Tiếp nữa là trường ca : “ Gửi B.G và trời xanh”, viết xong, nhưng đang lựa chọn phần kết. Ngoài hai cái trường ca nói trên, tôi đang viết một cái khác dang dở, nghe ra còn tốn rất nhiều công sức, trí lực, mới đạt mong muốn của mình.

Tôi đọc tập bản thảo trường ca Trường Sơn anh gửi qua mail . Có khá nhiều những câu, những đoạn thơ ám ảnh:

“Tiếng ve ngân co kéo nắng hè

Gió mùa thu chim cu gù ngọt lịm

Mía bên đồi hong gióng tím loang xa

....

Mẹ gắp lửa thổi bùng bếp củi

Khói lam chiều vắt vẻo áng mây thơm...”

Và đây nữa:

“ Anh lại trở về với đại ngàn thác lũ

Về với mây bay, nắng nỏ, sương giăng

Đục vách núi tạo hình hài tổ ấm

Khoan nghìn năm hóa thạch sưởi hơi người

Dựng dàn giáo phất lên trời khát vọng

Tạc hình em trong mộng ước xa xanh...”

Thực tình, những chuyến đi thâm nhập thực tế đã giúp tôi rất nhiều có những vốn sống, chất liệu để viết trường ca này. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phổ hai chương đầu của trường ca Trường Sơn thành bài hát HÁT GIỮA ĐẠI NGÀN TRƯỜNG SƠN. Bài này đã được HTV9 giới thiệu và Chương trình ca nhạc Quân đội nhân dân- Đài Tiếng nói việt Nam phát vào tối thứ bảy ngày 9/5/2009 dành cho cả một chương trình 30 phút. Chị thấy thơ ca, âm nhạc có sức lan tỏa mạnh mẽ không?

Tại sao anh lại đặt cho trường ca của mình một cái tên khá giản dị là Trường Sơn?

Khi chọn cái tên Trường Sơn cho trường ca của mình tôi đã phải loay xoay đặt ba bốn cái tên khác, nhưng đều thấy không ổn, bởi chính cái tên Trường Sơn đã là cái tứ lớn cho mình thoải mái mà xoay sở; ai sáng tác thơ, trường ca mà không muốn đặt tên cho đứa con của mình nó là nó, đồng thời nó là cái gì cao xa, gần gũi, sang trọng, bình dân, đẹp đẽ, dung dị...Trường Sơn là cái tên không chỉ nhằm để nói về Trường Sơn của núi non đại ngàn mà nó còn hàm chứa bóng dáng của văn hóa, lịch sử, tâm linh. Nó không chỉ đề cập cái nhất thời mà nó còn mang tính trường tồn: “ Con nhận ra sự nhất thời nông nổi/ Những Trường Sơn dằng dặc kiếp luân ồi”( Chương: Lời một người con), hay: “ Sức vóc con người có hạn/ Giấc mơ nào còn lại giấc mơ thôi/ Con chấp nhận một trường Sơn vạn đại/ Những- Trường Sơn- dài- rông- của- riêng- mình” . Và bạn hãy thử xem đây có phải là Trường Sơn của một thời không nhé: “Cha- nở nụ cười/ kiêu hãnh/kìa các con, đàn chim ríu ran/đang ngờm ngợp/ bay qua mắt cha/ tới niềm kiêu hãnh mới...” hoặc đây nữa: “ Nơi các con đón đợi/ Những Trường Sơn kỳ vĩ, tươi non/ vượt: đau buồn/ Vượt: tị hiềm, đố kỵ/ Vượt: nhỏ nhen, ích kỷ/ Đây, Trường Sơn- bè bạn- anh em- đồng chí- đồng loại- đồng bào/ Những Trường Sơn dài rộng tới mai sau”

Nhiều tác giả thành danh đã để lại dấu ấn sâu đậm của mình trong văn học - gắn với đường Trường Sơn huyền thoại như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trung Thu, Hữu Mai, Hồ Phương… Điều này có gây sức ép tâm lý cho anh khi viết trường ca Trường Sơn?

Thế hệ nào có cách cảm, cách viết của thế hệ đó.Ai có nhiệm vụ của người ấy. Nếu vì sức ép, mà sợ, không dám viết, cũng vứt; nhưng nói không đủ tài, cố làm thì hóa anh liều. Tôi đủ tỉnh táo và đủ nghị lực để viết trường ca Trường Sơn theo cách của mình. Bạn cứ đọc đi, sẽ thấy có cái tôi đã “lách” các cụ ra sao, tôi tiếp thu cái người đi trước thế nào và tất nhiên mình phải làm theo cách của mình thôi.

Lần đầu, khi nhận bản thảo trường ca Trường Sơn anh gửi, tôi thấy rằng có khá nhiều chú giải của tác giả. Ví dụ có đoạn tác giả chú giải đại ý rằng “đoạn này là diễn tả trạng thái hôn mê”… Dường như anh có nỗi lo lắng rằng những bạn đọc trẻ ngày hôm nay khó thâm nhập vào không khí/ bối cảnh của tác phẩm anh viết?

Thực ra những chú thích đó tôi dành cho người biên tập, hoặc những bạn đọc thông thường, còn khi đưa in thành sách tôi cắt bỏ hết những chú thích tương tự. Tôi biết hầu hết bạn trẻ hôm nay đều biết và sử dụng ngôn ngữ thời @, có nghĩa là họ nói và viết tắt một cách vừa có phần rắc rối so với ta (những người lớn tuổi) nhưng lại là ngôn ngữ giản lược, viết tắt có phần sáng tạo, mà họ cảm, nghĩ theo lứa tuổi họ. Mặt khác, hầu hết bạn đọc, người yêu thơ bình dân tỏ ra khó chịu khi tiếp xúc với ngôn ngữ thơ không đúng chính tả, hoặc trước những thủ pháp bất thường của người làm thơ, mà tôi lại không muốn để mất sự kiên nhẫn của họ. Tất nhiên, không phải cái hay, cái đẹp phức hợp nào cũng dành cho tất cả mọi người. Tôi cũng nhận thức được rằng tác phẩm của mình có đứng được phải được mọi người chấp nhận, nên đôi khi cũng có những sự lựa chọn khá khó khăn...

Có ý kiến cho rằng: cho đến nay nhìn một cách khái quát chúng ta chưa có thật nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về đường Trường Sơn, những tác phẩm có giá trị sau chiến tranh ngày càng hiếm. Rõ ràng sáng tạo văn học nghệ thuật chưa tương xứng với tầm vóc của con đường Trường Sơn huyền thoại. Hiện nay, văn học nghệ thuật đang rơi vào tình trạng đi nhiều vào các đề tài vụn vặt gọi là "đời thường" trong cuộc sống mang nặng tính giải trí mà chưa quan tâm đầy đủ đến những đề tài lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Anh nghĩ sao về điều này?

Có một kết luận mà nhiều người trong chúng ta lấy làm băn khoăn, đó là “ văn học Việt Nam thời hiện tại không có những tác phẩm lớn, mà chỉ có những tác phẩm vừa và bé”. Nói như thế có thỏa đáng chưa? Nhưng nhìn chung, văn học chúng ta chưa được bạn bè quốc tế chú ý nhiều và đánh giá chưa cao, thậm chí là rất khiêm tốn? Nguyên nhân do đâu? Cái chung đã thế thì cái riêng của Trường Sơn nó như thế nào?

Bạn hỏi : “ Hiện nay, văn học nghệ thuật đang rơi vào tình trạng đi nhiều vào các đề tài vụn vặt gọi là "đời thường" trong cuộc sống mang nặng tính giải trí mà chưa quan tâm đầy đủ đến những đề tài lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước”. Điều băn khoăn này của bạn cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều. Bạn biết, tôi biết, chúng ta đều biết có vấn đề đó đang tồn tại trong đời sống văn học hiện nay, thế nhưng mà ai dám làm khác? Lớp nhà văn, nhà thơ trẻ họ đang hướng tới điều gì khi mà vốn sống và những gì họ được hấp thụ còn khiêm tốn? Có cần một định hướng và sự đầu tư thỏa đáng cho họ chăng? Hay cần một một cái gì khác làm động lực thúc đẩy chăng?

Điều lo ngại lâu nay với người cầm bút đó là khi cuộc chiến càng lùi xa thì những khung cảnh, tư liệu hiện vật, nhân chứng lịch sử càng lùi xa và như vậy việc thâm nhập thực tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Cá nhân anh có nghĩ rằng 50 năm nữa, sẽ không còn ai viết về Trường Sơn của những năm tháng chiến tranh khốc liệt?

Những điều lo ngại như bạn đặt ra với những ngòi bút trẻ hôm nay và mai sau khi mà hiện thực khốc liệt của một thời khói lửa sẽ lùi xa thì việc thâm nhập thực tế dĩ nhiên phải khó khăn hơn, nhưng cũng không vì thế mà quá lo lắng.

50 năm, hay 100 năm nữa có ai viết về Trường Sơn của những năm chiến tranh khốc liệt không ư? Tôi tin là có, ví dụ có một cuộc thi viết về Trường Sơn một thời khói lửa, chẳng hạn, thì phải dự tính trao giải thật giá trị, nhưng để có tác phẩm hay về nó thì hơi khó, biết đâu tâm thế thời ấy, giá trị tinh thần thời ấy khác với bây giờ, có thể lắm chứ?

phongdiep.net


http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7789&fid=0  

http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246348#more5246348

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chu Văn Sơn:Trường ca đã làm xong phần việc của mình?

Trường ca đã làm xong phần việc của mình?

Bài: chu Văn Sơn

Trong nhiều năm làm nghiên cứu văn học, tôi vẫn thiên vị với thơ hơn, và mươi năm trở lại đây có quan tâm nhiều đến trường ca. Hầu như trường ca nào đến tay cũng đọc và ngẫm nghĩ về nó. Ở trường, tôi có một chuyên đề về trường ca dạy cho Cao học và trong những tiểu luận đã viết, tôi có một tiểu luận nhan đề “Số phận của trường ca”. Tiểu luận được viết nhân đọc một ý kiến của Thanh Thảo, khi anh ấy trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, rằng “Cuộc chiến đã kết thúc, trường ca đã làm xong phần việc của nó, giờ nó được quyền nghỉ ngơi”. Tôi không chia sẻ với ý kiến này. Tôi cho rằng trường ca là một thể loại có quy luật tồn sinh của nó.

Chiến tranh không phải là nguồn đề tài và cảm hứng duy nhất của trường ca. Chiến tranh kết thúc, nhưng trường ca không thể ngừng bước. Nó sẽ tìm cách sống trong thời đại mới, trong hoàn cảnh văn hóa mới, trong bầu thi quyển mới. Chỉ có điều, nó không thể viết như xưa, như cái thời sử thi thời chiến nữa. Tôi nghĩ, Thanh Thảo đã vội vàng khi phát biểu như vậy, phải chăng một người viết trường ca nhiều và nhiều thành công như anh ấy đã mệt mỏi, bế tắc nên đã hoài nghi về sự sống của thể loại này trong văn học thời hậu chiến chăng. Tôi cũng đã trao đổi với Thanh Thảo về vấn đề này. Nhưng may thay, tuy phát biểu thế, nhưng anh Thảo vẫn luôn trăn trở để tìm lối khơi thông. Và thật ngẫu nhiên, trước khi Anh Nông gửi cho tôi bản trường ca về Trường Sơn này chừng 10 ngày, thì Thanh Thảo cũng mail cho tôi một bản trường ca còn chưa ráo mực, và, cũng viết về Trường Sơn, một Trường sơn được nhìn bằng con mắt hậu chiến và được viết theo lối Hậu hiện đại. Bây giờ đọc trường ca này của anh, tôi rất lấy làm thú vị về sự may mắn của mình vì hai trường ca về Trường Sơn đến với mình chỉ cách nhau có mười ngày. Hai Trường Sơn hoàn toàn khác nhau.

Tôi đã đọc ngay bản trường ca Trường Sơn bằng một niềm hào hứng, vừa của một người say mê trân trọng những sáng tạo mới, vừa bằng tâm thế của một đồng hương được anh tin cậy trao gửi sáng tạo này. Tôi tự nhủ nếu không trao đổi thẳng thắn thành thật cùng anh những cảm nhận của mình thì sẽ không xứng đáng với niềm tin cậy ấy.

Tôi vẫn nghĩ, khó khăn của việc viết Trường Ca thật nhiều: nào viết về cái gì, theo đường hướng nào, chất liệu gì đây, vốn sống nào đây, hệ thống hình tượng ra sao, các thể thơ nào có thể huy động v.v… Nhưng, xem ra, cái khó nhất hình như vẫn là chuyện cấu trúc (chứ không chỉ đơn thuần là kết cấu). Xem xét trường ca hiện đại của ta, tôi thấy cấu trúc có khá nhiều dạng: có dạng đơn giản chỉ là Thơ dài – tức là kéo dài những mạch thơ lẻ, có dạng như Khan đời mới- chưa thoát khỏi trường ca Tây Nguyên bao nhiêu, có dạng như chuyện thơ- do nhấn mạnh vào cốt truyện và ham kể lể, có dạng thành hoạt cảnh thơ- do nặng tính dàn cảnh sân khấu hóa, có dạng như tổ khúc – gồm nhiều chương khúc xoay quanh một chủ đề, có dạng như giao hưởng thơ – mượn lối viết của nhạc giao hưởng, có dạng là hợp ca, hợp xướng, có dạng là liên khúc v.v…

Tôi không biết khi viết trường ca Trường Sơn này anh có trăn trở nhiều lắm về chuyện ấy không, và anh có ý thức rõ rệt về cái cấu trúc của nó không, nhưng phần mình, tôi thấy nó có dáng vẻ của một hợp ca hoặc liên khúc về Trường Sơn. Tôi không nghĩ là hợp xướng, vì hợp xướng thì phải chia thành bè. Có bè “bi”, bè “tráng”, bè “đau đớn”, bè “hân hoan”, có “ca tụng kiêu hãnh”, có “băn khoăn hồ nghi” v.v… Trong thơ, cái gọi là “bè” đó, thực chất, là các điệu cảm xúc (đúng hơn, là suy cảm), các cách nhìn khác nhau của các nhân vật đứng ở những vị thế khác nhau trong cuộc đời này về cùng một đối tượng là Trường Sơn. Các điệu suy cảm đó khiến cho trường ca Trường Sơn như là “Trường Sơn nhìn từ nhiều phía” mà cuối cùng vẫn toát lên một âm hưởng chủ đạo là khẳng định sự vĩ đại của nó. Trường ca Trường Sơn của anh nhìn từ chủ đề là hợp ca, nhìn từ chương đoạn là liên khúc. Càng về sau, các chương đoạn càng rõ tính chất này khi mỗi chương đoạn anh đặt cho là “lời của một đối tượng nào đó”, mỗi lời ấy là một tiếng nói, các tiếng nói có đậm có nhạt, tiếng này “bi” nhiều “tráng’ ít, tiếng kia “tráng” ít “bi” nhiều, nhưng đều hợp nhau tôn vinh sự hùng vĩ của Trường Sơn trong lịch sử dân tộc. Theo tôi, đây cũng là một dạng tổ chức có ưu thế riêng (tuy nhiên, việc các chương đoạn đặt tiêu đề là “lời này lời kia” như thế cũng dễ khiến người đọc trường ca nghĩ đến “Khúc hát người anh hùng” của Trần Đăng Khoa, dù về căn bản, cấu trúc của KHNAH nghiêng về lối hoạt cảnh thơ hơn).

Đọc “Trường Sơn”, thấy vốn sống (tức vốn xúc cảm và chất liệu) của anh rất dồi dào, không dồi dào thế chắc không viết nổi tới hơn ba mươi trang. Tôi mừng và thầm cảm phục vốn trải nghiệm mà anh đã có được, mà chắc là cũng phải trả giá nhiều cho mỗi trải nghiệm đó. Cách cảm của anh qua các thi ảnh, các thi khúc cũng có nhiều nét đã thoát được lối viết của các trường ca giai đoạn trước. Nhưng, giá như thoát được nhiều hơn nữa, thì sẽ còn có ấn tượng đậm hơn.

Có lẽ cần có một sự bứt phá mạnh mẽ hơn nữa về mặt tư tưởng chăng?

Bây giờ viết về Trường Sơn nói riêng và chiến tranh nói chung không thể viết như hồi “Dấu chân người lính”, đã đành, mà viết như “Đường tới thành phố” hay “Những người đi tới biển”(nghiêng về tụng ca), thậm chí như “Nỗi buồn chiến tranh”(nghiêng về than vãn) cũng không còn phù hợp nữa. Con người hôm nay có nhu cầu và cần phải nhìn chiến tranh quá khứ bằng một cái nhìn khác. Một cái nhìn không sùng bái một bề, cũng không được phụ bạc. Một cái nhìn thấy được vinh quang nhưng cũng thấy rõ mất mát. Hơn thế nữa, cái nhìn ấy không chỉ là cái nhìn của người yêu nước, mà cao hơn, phải có cái nhìn của người thương nước. Trường Sơn là điểm tựa trong quá khứ, nhưng Trường Sơn không phải là khoản lợi tức vô tận cho tư tưởng công thần. Trường Sơn là đài vinh quang kì vĩ bất hủ, nhưng Trường Sơn cũng là nấm mồ vĩ đại muôn kiếp. Trường Sơn là dãy trường thành của ý chí và sức mạnh, nhưng Trường Sơn cũng là một dòng nước mắt khổng lồ đã hóa thạch của dân tộc này. Nói về Trường Sơn để làm bất tử một chiến trường vĩ đại, nhưng nói đến Trường Sơn cũng để tiễn đưa một thế giới mù lòa vào dĩ vãng, để hướng tới xóa bỏ mọi cuộc chiến tranh phi nhân…

Cái nhìn hậu chiến không chỉ là cái nhìn đơn thuần ở độ lùi thời gian, mà quan trọng hơn là ở tầm cao của tư tưởng nhân văn, vượt lên lợi ích nhất thời, lợi ích của một ý thức hệ, lợi ích của một thể chế, lợi ích của một cộng đồng hẹp. Mà đó phải là cái nhìn, là cách đánh giá đứng trên lợi ích muôn thuở của kiếp THẢO DÂN. Có như thế mới có thể có được nét mới nào đó, vượt lên những cách ngợi ca hay thở than thông thường.

Tôi vẫn luôn chờ đợi những tác phẩm như thế, không chỉ riêng trong thể loại trường ca, mà vẫn chưa thấy. Đây đó lẻ tẻ có những tiếng nói, nhưng tản mạn và ấp úng, thiếu một nội lực thực sự của một tư tưởng mới thực sự, nên chưa có những thành tựu tầm cỡ.

Chu Văn Sơn
Nguồn:

http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0


http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyễn Bao:Trường ca Trường Sơn-ngọn lửa và tiếng hát

Trường ca Trường Sơn-ngọn lửa và tiếng hát

     Nhà thơ Nguyễn Bao


Một trong những con đường đưa nhân dân ta đến Đại thắng Mùa Xuân: quét sạch bóng xâm lược, giành trọn vẹn đất nước thống nhất là con đường huyền thoại Trường sơn

Trong trường kỳ lịch sử bốn ngàn năm không có nơi nào thể hiện ý chí sắt đá giải phóng dân tộc và chồng chất máu xương để mở lối đi đến độc lập, tự do như con đường Trường Sơn hùng vĩ.

Hai tiếng “Trường Sơn” sẽ vang vọng mãi trong tâm khảm các thế hệ mai sau và sừng sững một tượng đài ý chí dân tộc, sánh ngang với những Bạch Đằng, Điện Biên.. năm xưa.

Khao khát tái hiện chiến tích lẫy lừng ấy, biết bao văn nghệ sĩ đã đem hết tâm lực trút vào những trang viết về đề tài Trường Sơn. Lẽ dĩ nhiên, mỗi người ở một góc nhìn riêng cũng chỉ mới phác họa được một khía cạnh nhỏ của Trường Sơn rộng lớn.

Đến lượt mình, nhà thơ quân đội Nguyễn Anh Nông cũng muốn thử sức dựng lại bức tranh lớn Trường Sơn bằng tầm nhìn và cảm xúc của riêng mình.

Với vốn sống trực tiếp từ những năm tháng với những rung động từ chính trái tim mình, nhà thơ mặc áo lính này đã góp một bản giao hưởng nhiều cung bậc, nhiều màu sắc với hy vọng chân thành là ghi lại những cảm xúc trước Trường Sơn hùng vĩ.

Chúng ta đều biết thể loại Trường ca đòi hỏi một vốn sống phong phú, một kết cấu chặt chẽ, một cảm xúc đa dạng, với dung lượng lớn của không gian và tâm trạng, thể loại này đòi hỏi khắt khe đối với người viết trước yêu cầu: Phong phú mà không dàn trải, bề thế mà không vụn vặt. Nó không phải là một gốc cây đơn lẻ mà là cả một khu rừng với nhiều loại cây, nó cũng là một giàn bầu, một dây mướp dài, qua mỗi nhánh lá lại xòe nở một bông hoa, điểm tô cho màu xanh của chỏm lá.

Đặc điểm ấy làm cho Trường ca có thể cuốn hút người đọc, bồi đắp liên tiếp cho độc giả những cảm xúc mới vừa đa dạng vừa mới mẻ, để có thể đi suốt chiều dài của trường ca.

Đối chiếu mới những tiêu chí ấy, “Trường ca Trường Sơn” của Nguyễn Anh Nông đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của bạn đọc hôm nay.

Về cấu trúc, ta gặp ở đây hai mươi đoản khúc và một vĩ thanh . Với những bè cao, bè trầm, với những nhân vật đại diện cho nhiều thế hệ, với những chứng tích lịch sử như cây cầu tạm, căn hầm dã chiến, với cả những cánh bướm tượng trưng cho những liệt sĩ- trinh nữ… tất cả góp phần tạo nên sự hoành tráng, bề bộn, quyết liệt..cuả hiện thực Trường Sơn.

Với vố văn học dân gian, tác giả cũng sử dụng khá nhuần nhuyễn và có biến hóa các chất liệu ngôn ngữ đa dân tộc, từ đồng Bằng bắc bộ đến rừng núi Tây Nguyên.

Trong rất nhiều hình ảnh của Trường ca này, tôi cứ thấy ẩn hiện bóng dánh những cô gái Trường Sơn, những hồn trinh nữ đã hóa thành cánh bướm chập chờn ảo ảnh, gợi nhớ thương cho bao người lính từng đi qua những cánh rừng xác xơ vì chất độc và đạn bom


“Trường sơn đằng đặc niềm khắc khoải

Ngày tháng găm đầy những vết thương”

Và cả áng mây cũng:

“… Đã cùng ta bạn tri kỷ

Nguyện mãi song hành bước thủy chung

… Mây trắng ngàn năm cứ phập phồng… ”

Nguyễn Anh Nông cũng đã khoắc họa khá rõ nét chân dung các thế hệ ”Xẻ dọc Trường Sơn” nối tiếp nhau vào trận:

“Ngọn đèn soi dấu chân mở lối

Gặp bước chân người xưa đi mở đất...”

Và:

“Hôm nay

Con vượt Trường Sơn

Cha không còn trên mặt đất

Bước chân con lần theo bóng cha… .”

Cái khốc liệt của chiến tranh cùng với niềm quyết tâm của người Trường Sơn đã được tác giả tô đậm bằng những hình tượng khá sinh động, đủ sức khơi gợi cảm xúc cho người đọc, lôi cuốn người đọc hòa vào bản trường ca của Nguyễn Anh Nông.

Những nụ hoa vàng rải rác chốc chốc lại bừng nở dọc theo chiều dài của Trường ca, bồi đắp cảm xúc thẩm mỹ cho độc giả. Và đây là một bông hoa của Tây Nguyên duyên dáng:

“Rượu cần nghiêng ché nghiêng chum.

Mái nhà rông ngân tiếng hát..

Cồng chiêng rạo rực

núi non nhón gót

rừng xanh kiễng chân..”

Dĩ nhiên có những đọan, những chương có thể cô đọng hơn nữa, dắt dẫn tự nhiên hơn nữa… để trường ca Trường Sơn này xứng đáng là một đóng góp mới, phát hiện mới vào kho tàng văn học đương đại khi muốn tái hiện một phần lịch sử chưa xa của dân tộc ta.

Với Trường ca này, Nguyễn Anh Nông đã góp một khúc ca có âm điệu, phong cách riêng của mình vào bản đại hợp xướng Trường Sơn hùng tráng.

23/6/2009

N.B
Nguồn: Bài này đã đăng báo Giáo dục và thời đại


http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0


http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyễn Đức Thiện:TRƯỜNG SƠN, TRƯỜNG CA CỦA LỚP LỚP CON NGƯỜI

TRƯỜNG SƠN, TRƯỜNG CA CỦA LỚP LỚP CON NGƯỜI

Nguyễn Đức Thiện

Trong tay tôi là trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông. Đọc lần thứ nhất, đọc lần thứ hai, từ câu đầu của trường ca, tôi ngỡ rằng Nguyễn Anh Nông sẽ kể về Trường Sơn sau mấy chục năm người lính trở lại. Và nếu là như thế thì quả thực không thể đọc thêm dù chỉ là nửa lần. Nhưng Trường Sơn hiện dần ra với một vóc dáng hòan tòan khác với suy nghĩ của tôi. Vẫn là Trường Sơn thôi, bát ngát, hùng vĩ rừng, mây, gió, suối, khe, hoa, bướm, đủ hết… nhưng nó bắt nhịp vào thơ Nguyễn Anh Nông theo một cảm xúc thật đặc biệt. Tôi nhận ra rằng: những con số đánh dấu từng chương trong trường ca này hình như chỉ để Nguyễn Anh Nông khởi đầu cho một cảm xúc và kết thúc một cảm xúc mà thôi. Khi xâu chuỗi tất cả những cảm xúc ấy lại sẽ có một Trường Sơn máu lửa ngày chiến tranh, một Trừơng Sơn với những huyền thọai của núi rừng, huyền thọai của những con người tồn tại với Trường Sơn, cả người sống và người đã chết. Trường Sơn của người người, lớp lớp đến đây, ngày xưa đến, ngày nay đến, vì một Trường Sơn tót vời hình tượng uy nghi. Không thấy có những chương nền nã, dìu dịu vốn có của thơ, mà lúc nào cũng hổn hển, lúc nào cũng thôi thúc, những con chữ như vọt ra từ trong cảm xúc nén căng của tác giả.

Cái mà Nguyễn Anh Nông bám vào để thế hiện được trường ca Trường Sơn, chính là Con Người. Đấy là hướng đi khiến trường ca của Nguyễn Anh Nông có sự khác biệt với những trừơng ca mà chúng ta đã thấy. mỗi chương trong Trường Sơn là một lớp người hoặc một người. Những người ấy tách biệt ra, riêng biệt thành từng mảng nhưng cuối cùng họ lại kết dính lại với nhau để thành Trường Sơn. Giống như tầng tầng lớp lớp đá, tầng tầng lớp cây, rồi vạn ngàn muông thú mới làm nên một dãy Trường Sơn trùng trùng, điệp điệp vậy. Nhờ đa dạng phong phú Người mà trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông lúc nào cũng sôi động. Trường Sơn ấy có: Vạm vỡ ngục trần Đam San, dịu dàng ánh mắt Hơ Nhí. Có người con gái đêm đêm mơ bóng trằng rằm bên chàng trai vạm vỡ. Những con người ấy hiện ra như trong chuyện tình cổ tích. Không thiếu những con người đáng kính trọng của Trường Sơn, đó là những già làng như ta- da đồng hun, tóc cước, râu bạc- kể Khan như lên đồng- ong bay bướm lượn, để mãi sau này, bây giờ và mai sau nữa biết đến Đam San, Xing Nhã, Hơ Nhí, BNhí, nữ thần mặt trời… vừa là thần linh vừa là con ngừơi bằng xương, bằng thịt của Trường Sơn. Những thần linh của Trường Sơn hiện ra trong trường ca của Nguyễn Anh Nông cũng gần gũi như đang sống với chúng ta hằng ngày. Nguyễn Anh Nông không phải bắt đầu từ đó, nhưng từ thần bí của rừng mà cho người đọc hình dung được một Trường Sơn lung linh, huyền diệu.

Có một lớp người được khắc họa thật đậm trong trừơng ca Trường Sơn. Điều này cũng đúng thôi. Có cả một thế hệ con người đến Trường Sơn, bám Trường Sơn, sống ở đây và chết ở đây. Tạo ra một huyết mạch giao thông cho cuộc kháng chiến trường kỳ của cả một dân tộc. Nguyễn Anh Nông không cho phép mình quên họ, hơn thế nữa, khi khắc họa về họ, anh viết bằng tất cả cảm tình sâu sắc của mình. Bên cạnh những kỷ niệm cũ như bao nhiêu người đã nhắc lại trong thơ, trong trường ca như bom tọa độ, bom nổ chậm, xe chạy trong đêm của ngày xưa. Bây giờ nhắc lại Nguyễn Anh Nông đã thổn thức viết về những thanh niên xung phong xưa: Nhớ đêm đêm ánh lửa bập bùng kỷ niệm chồng kỷ niệm/ đạn bom thù day dứt nỗi đau xưa/ hun hút gió mưa/ nhập nhòe ký ức/ nỗi đau ngờ vực/ nỗi buồn năm tháng đi biền biệt/ cánh dơi hoang nhập nhọang rừng khuya/ hồn ai gió lùa/ vía ai thất tán. Nguyễn Anh Nông không quên lớp người đi trước, những con người tạo dựng lên những kỳ tích của một Trường Sơn, nhưng họ giản dị vô cùng, giống như chuyện thường tình: nước còn giặc thì đánh giặc thế thôi. Nhưng bên trong sự giản đi ấy chất chứa chất anh hùng của người Việt Nam . Người cha trong trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông được kể lại bằng tâm thức như vậy. Nào bom đạn, lửa khói, nào sốt rét, ốm đau. Khi “vượt dốc” cũng miệng khát/ họng rát/ mắt chói/ bụng đói/ miệng ói; cũng có lúc “ hôn mê” lông nhông/ xương long/ bong gân/ lần khân/ mưng chân ( ngày xưa vượt Trường Sơn đã vậy và bây giờ trở lại với Trường Sơn cũng có lúc như thế), vậy mà không chết, như thế là qúa may mắn rồi. Không nói, nhưng ta phải nghĩ có bao nhiêu người khác cùng thời với ông đã nằm lại Trường Sơn, và họ cũng như ông thật giản dị, chia nhau từng điếu thuốc lào, thích kể cho nhau những chuyện tiếu lâm, thích những trận cười ha hả rung rinh cả một góc rừng, chất anh hùng bắt đầu từ nhũng sự giản dị đó, giống như Trường Sơn vốn dĩ tồn tại tự ngàn năm vậy.

Trong trường ca Trường Sơn còn có nhà thơ, còn những cô trinh nữ, không thiếu những vị tư lệnh, chính ủy… tất cả họ hợp thành một binh chủng mà ở đó ý chí tạo nên sức mạnh. Có điều lạ, Nguyễn Anh Nông còn dành những dòng viết về một kẻ đào ngũ. Sự khác biệt này đã làm cho trường ca của anh có thêm màu sắc. Cũng đúng thôi. Trong cuộc chiến dù trước đây, hay bây giờ, trước bom đạn chết chóc của chiến tranh ngày trước hay gian khổ thiếu thốn của Trường Sơn hôm nay sao chẳng có những kẻ thối chí. Lẽ thường tình là như vậy. Khi dành cảm xúc cho những người này, Nguyễn Anh Nông tỏ rõ lòng vị tha của mình: “ Đã sinh ra ở trên đời/ cầu mong trọn kiếp phận người là tôi/ nguyện làm ngọn cỏ nhỏ nhoi/ thắp tia hy vọng trên môi tháng ngày”. Kẻ đào ngũ nói lời như vậy, còn Nguyễn Anh Nông, người viết ra những lời ấy chắc muốn nói rằng: anh dừng chân quá sớm, phía trước đường còn dài, vẫn còn lối đi sáng sủa cho anh.

Những con người rất cụ thể nêu ra trên đây là một phần rất đậm đặc trong trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông. Còn một phần Người nữa cũng là một nét đặc biệt mà Nguyễn Anh Nông đã dụng công để khắc họa. Từ căn hầm dã chiến, con đường đến cây cầu tạm tất cả với anh đều có linh hồn, có niềm vui và nỗi buồn. Có căm giận và vị tha. Với căn hầm dã chiến thì: “sao buồn day dứt, tôi thầm nghĩ/ đạn bom tan tác cả rừng cây/ … tôi đau nỗi đau người cha/ tôi buồn nỗi buồn người mẹ/ nỗi đau buồn bầm tím ruột gan. Hình ảnh cây cầu tạm không được Nguyễn Anh Nông vẽ ra bằng chữ mà bằng nỗi lòng của chính cây cầu: xọac chân dứng đỡ đòan xe/ tấm thân lấm láp xù xì đã sao. Rồi đến khi cầu cũng thốt lên: “ bây chừ bể lặng trời êm/ tôi thành cục sắt ngước xem mây vờn”, một lời trách móc chăng? Và con đường Trường Sơn, con đường thấm đẫm mồ hôi và máu, con đường làm nên sự tích anh hùng, bây giờ cũng là lời tâm sự rất nhẹ nhàng. Trong tâm sự ấy, thoáng chốc làm ta nao lòng: tôi mơ giấc mơ đẹp đẽ/ bao người nằm xuống hôm qua/ bỗng dưng đội đất sống dậy/rưng rưng niềm vui chói lòa. Nghe con đường tỏ lời tâm sự mà ta rưng rưng muốn khóc. Bao nhiêu người vì con đường mà gục chết, có người đến giờ xác vẫn còn lưu lạc trong một góc nào đó của Trường Sơn, làm sao mà đội đất sống dậy được đây. Đọc đến đây muốn thắp những nén nhang mà tuởng nhớ đến họ.

Tôi không muốn nói đến phút bừng sáng của trường ca Trường Sơn. Bởi lẽ, cái cuối cùng mà trường ca này đạt tới là: Trường Sơn một thời oanh liệt, bây giờ một Trường Sơn mới mở ra. Có một lớp cháu con sẽ tiếp tục với Trường Sơn, để Trường Sơn nay mai cùng với chất hùng ca vốn có, sẽ thêm sự lớn mạnh không ngừng. Để có được như vậy, trách nhiệm là của lớp trẻ hôm nay, và của cả lớp lớp cháu con sau này. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông là trường ca về những con người. Lớp lớp con người hiện ra trong trường ca này ( những chiến sĩ Trường Sơn, những thanhh niên xung phong, những người cha, người mẹ, những thanh niên, những trinh nữ, cả những con người được nhân cách hóa từ những cây cầu, những con đường, rừng cây, muông thú) đã tạo dựng được một Trường Sơn lẫm lẫm khí tiết và hùng vĩ. Đó là cái đạt được của Nguyễn Anh Nông.

NĐT.
Nguồn: Bài viết này của nhà văn Nguyễn Đức Thiện đã đăng báo Văn nghệ- Hội Nhà văn Việt Nam


http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0


http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Hoài Dương( TS Nguyễn Thanh Tú)Đối thoại với Trường sơn(*)

Đối thoại với Trường sơn(*)

Bài: Hoài Dương

Ấn tượng ban đầu của tôi về Trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông là không thích, thứ nhất vì ngay cái tên mà theo tôi, lẽ ra chỉ cần hai tiếng Trường Sơn là đủ(**), thêm vào hai chữ Trường ca vừa lặp âm (trường) vừa mất đi tính hàm súc gợi mở cần thiết; thứ hai vì đọc ở mục lục thấy có lời cầy cầu, lời con đường… là không sáng tạo bởi ở trường ca Biển của Hữu Thỉnh cũng đã có lời của sóng, lời của đảo… và gần đây. trong tiểu thuyết Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn cũng có các tên chương là lời của dòng sông,lời của gió… rồi. Nhưng càng đọc kỹ vào bên trong thế giới hình tượng của tác phẩm thì ấn tượng ấy dần mất đi, mặc dù nó có lý. Điều gì đáng đọc, đáng suy ngẫm ở trường ca này?

1. Thi phẩm là bản hợp âm của lời. Viết về Trường Sơn đã có quá nhiều người đi theo lối tả thực, lối tả hiện thực khách quan của một điểm nhìn. Cứ viết theo cách này sẽ không tránh khỏi lặp,mòn sáo, Nguyễn Anh Nông chọn cách bộc lộ cảm xúc của nhiều người, tức có nhiều trường nhìn cùng hướng về một đối tượng. Do vậy tác phẩm là sự đa giọng, tôi gọi là sợ hợp âm của lời. Năm chương đầu là lời của người lính trở về Trường Sơn thăm chiến trường xưa, giọng hồi tưởng tự hào vẫn là chủ âm nhưng xen nỗi ngậm ngùi nhớ tiếc: Con đường dang dở hôm nao/Em ơi, gồng gánh biết bao vui buồn/ Bài ca mưa nắng xanh tuôn/ Máu xương đồng đội mạch nguồn núi sông.Không nhớ sao được vì kỷ niệm sống chết của một thời trai trẻ, không tiếc sao được vì mình thì còn sống mà bao đồng đội chung một chiến hào chung một niềm vui.. đã nằm lại. Đến chương VI là sự tái hiện bước hành quân của người lính thời đánh giặc, được diễn tả qua câu thơi hai chữ và cách sử dụng rất nhiều thanh trắc với âm vực cao để nói về sự khó khăn vất vả mệt nhọc.có đoạn toàn thanh trắc: Gió thốc/Nắng sém/ Tóc cứng/ Miệng khát / Họng rát/ Mắt chói/ Bụng đói… Rồi tiếp đó là lời một người con, lời một nhà thơ, lời căn hầm dã chiến, lời cây cầu tạm, có cả lời của kẻ đào ngũ..kể về ngày hôm qua và lời một em bé, lời một già làng ở ngày hôm nay. Rất nhiều giọng vang lên mang sắc thái quan niệm suy nghĩ khác nhau nhưng điều châu tuần về một Trường Sơn thiêng liêng, không đơn thuần là một địa danh, mà đó là lịch sử, là ý chí, là niềm tin… của một thời đánh giặc, để tạo lên một tổng phổ về Trường Sơn. Chính đặc điểm này đã tạo ra chất đối thoại rất rõ của tác phẩm.

2. Điểm tự chủ yếu của cảm xúc là văn hóa đại ngàn Trường Sơn. Đây là trường ca về chiến tranh nhưng không trực tiếp nói đến chiến tranh nên âm hưởng anh hùng ca không phải là âm hưởng chủ đạo. Nó không thể lấy những trận đánh, những cảm hứng đầy dũng khí đánh giặc làm cái tứ để triển khai hình tượng và biết tìm đến một điểm tựa vững chãi thích hợp là văn hóa. Đây là một lựa chọn thông minh. Chúng ta thắng giặc, có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là nhờ chúng ta có một nền văn hóa rất đáng tự hào. Không chỉ nhờ sức mạnh hôm nay để chiến đấu mà còn được tiếp sức từ Vạm vỡ ngực trần Đam san/ Dịu dàng ánh mắt Hơ Nhí..từ Mái nhà rông ngân nga tiếng chiêng… từ rượu cần vít cong niềm vui/ Lời khan ủ men thấp thỏm… hình như nhờ được dinh dưỡng từ văn hóa ấy mà con người khỏe mạnh , sống giữa thiên nhên:Quờ tay gặp ánh trăng/ Vơ vào lòng gió nắng…

3. Có chất thơ, cảm xúc, có dư âm. Thể loại trường ca là một cuộc hôn nhân đẹp của thơ và truyện, thơ thì phải có chất thơ (không nên đổi mới quá đà như có trường hợp hôm nay đưa văn xuôi vào quá nhiều làm mất đi chất thơ), truyện tức là có câu chuyện, cốt là truyện.Xương sống của trường ca là truyện, thịt da của trường ca là thơ. Chất thơ trong thơ Nguyễn Anh Nông thường thấy ở câu thơ bảy chữ: Trường Sơn dằng dặc xôn xao nắng/ Mây trắng nghìn năm cứ phập phồng… không mới, không đặc sắc nhưng có duyên. Gợi được cảm xúc từ trường ca là hình ảnh nén hương trầm của người yêu còn sống trong ngày giỗ người yêu đã chết, là hình ảnh cánh bướm hồn trinh nữ… dư âm ở những chi tiết gợi nhớ về quá khứ, đừng quên quá khứ như lời cây cầu ngậm ngùi vì hôm nay chỉ là cục sắt chơ vơ chẳng ai để ý trong khi ngày hôm qua là anh hùng…

4. Đây là một trường ca gợi nghĩ tuy nó vẫn còn vụng về ở cách dùng chữ, đặt câu thông thường. Có cái gợi nghĩ của nó là nhờ đề tài, nhớ cái tình của người viết và nhất là nhờ cách biết tạo ra một hợp âm của lời vọng vào người đọc.

H.D

Nguồn: Bài viết này của TS Nguyễn Thanh Tú đã đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội

http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0

http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đoàn Minh Tâm:Trường ca Trường Sơn - Những điểm nhấn

Trường ca Trường Sơn - Những điểm nhấn

Đoàn Minh Tâm

Nhà thơ viết trường ca giống nhà văn viết tiểu thuyết (chả giống tý nào, bạn lầm rồi!-TX). Rất nhọc nhằn, vất vả vì cả hai thể loại đều đòi hỏi người viết có vốn sống dày dặn, tầm hiểu biết sâu rộng, tư duy vừa khái quát vừa phân tích cao và trên hết là khả năng sáng tạo nghệ thuật phong phú để làm sao bạn đọc có thể thưởng thức cả ngàn câu thơ mà không dội lên cảm giác “bội thực”. Viết trường ca khó là vậy, viết trường ca về Trường Sơn càng khó, trong đó chỉ riêng việc phải vượt qua “cái bóng” từ hàng hà sa số tác phẩm của thế hệ đi trước cũng khiến không ít người viết hiện nay cảm thấy… ngại. Vượt lên trạng thái tâm lý đó, Nguyễn Anh Nông đã thai nghén và cho ra đời đứa con tinh thần của mình: trường ca Trường Sơn. Là người đi sau, Nguyễn Anh Nông một mặt kế thừa những giá trị cốt lõi mà các thế hệ đi trước đã khai thác như tình đồng đội thiêng liêng, khát vọng hòa bình, nỗi đau chiến tranh… một mặt anh chú ý dụng công tạo cho mình một hướng tiếp cận đề tài riêng. Hướng tiếp cận riêng ấy nằm ở khía cạnh thời gian. Khi sử dụng thời gian trong trường ca viết về chiến tranh nói chung và viết về Trường Sơn nói riêng, đa phần các tác giả đều sử dụng thủ pháp đồng hiện xen kẽ quá khứ với hiện tại, từ hiện tại nghĩ tới tương lai. Đây là một giải pháp hợp lý, nếu không muốn nói là tối ưu với thể loại trường ca. Sự thay đổi, hoán vị về thời gian cho phép người viết chuyển mạch cảm hứng một cách dễ dàng, từ đó kéo theo hàng loạt sự thay đổi về điểm nhìn, nhân vật, không gian… Mặt khác, những “độ vênh” được tạo ra giữa hai khoảng thời gian khác nhau có tác dụng gợi nên những suy tưởng, liên tưởng trong bạn đọc. Ở trường ca Trường Sơn Nguyễn Anh Nông cũng lựa chọn giải pháp thời gian đó, song có một chút thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện ở phần đầu bản trường ca, phần có tác dụng định hướng cho toàn tập trường ca. KHởi đầu bằng điểm nhìn thời gian hiện tại

Trường Sơn

ai lại về đây

lặng nhìn hôm nay

Nguyễn Anh Nông đã quy chiếu thời gian về ba mốc khác nhau với ba cảm hứng khác nhau. Thứ nhất là thời gian của quá khứ, của truyền thuyết. Trường Sơn trong cái nhìn này hiện lên đầy thi vị, đầy sức sống. Trường Sơn là nơi:

Vạm vỡ ngực trần Đam San

Dịu dàng ánh mắt Hơ Nhí

Mái nhà rông ngân nga tiếng chiêng

Uốn lượn dốc đồi mái núi

Đôi trai gái tuổi trăng tròn tình tự

Rượu cần vít cong niềm vui

Lời khan ủ men thấp thỏm

Sau thời gian quá khứ, Nguyễn Anh Nông hướng bạn đọc Trường Sơn của những năm tháng kháng chiến. Mạch cảm hứng theo đó cũng thay đổi, thay thế cho một Trường Sơn đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc là một Trường Sơn mịt mù khói lửa bom đạn, bao nhiêu người đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Cảm hứng cảm thương chiếm vai trò chủ đạo

Tọa độ nào bom đạn chất chồng ngổn ngang đất đá

Giờ xanh cây lá

Tiếng bom tiếng mìn găm thân cây thân người nhức nhối ngày trở gió

Tiếng suối thét gào hay tiếng anh em vùi trong cỏ

Máu xương hòa đất đai xứ sở

Linh thiêng hồn Trường Sơn nắng gió sương sa.

Cuối cùng, là thời gian hiện tại. Đất nước thanh bình, bước vào hội nhập đổi mới.. Cảm hứng cảm thương được thay thế cảm hứng hòa bình, yên ấm no đủ. Trường Sơn đang ngày ngày thay da đổi thịt. Bầu không khí đậm đặc ám mùi khói súng năm nào giờ đây được thay thế bằng khung cảnh

Tung tăng đàn em quàng khăn đỏ

Trang vở mới thơm tho

Bên cô giáo trẻ

Người con gái Tây Nguyên

Viết lên bảng đen

Những điều mới mẻ

Như viết vào quyển sách đời cô

ngọn đuốc sáng soi vào thâm u rừng già núi thiêng

Ba điểm nhìn thời gian, ba cảm hứng này hòa quyện đan cài vào nhau không chỉ ở phần mở đầu mà trong từng phần của toàn bộ bản trường ca. Không hề có sự riêng rẽ phần này là thời gian quá khứ, phần kia là hiện tại, phần tiếp là tương lai. Sự thay đổi nho nhỏ trong cách sử dụng thời gian đồng hiện của Nguyễn Anh Nông là ở chỗ đó. Cứ vậy, ở các phần tiếp theo, chúng ta bắt gặp hình ảnh những cô gái xe xung phong, những người chiến sĩ công đồn đan xen với tâm sự của nhà thơ, bắt gặp tâm sự của người tư lệnh cùng những nghĩ suy của người thanh niên sinh ra trong thời bình… Lối đan cài này giúp Nguyễn Anh Nông tạo được hình ảnh “phức hợp” về Tây Nguyên ngay trong từng phần và trong toàn trường ca song đôi lúc cũng khiến cho bạn đọc cảm giác lễnh loãng. Tuy nhiên đây là điều không thể tránh khỏi khi kết cấu thời gian theo dạng thức này.

Nét riêng thứ tiếp trong trường ca này nằm ở cách xây dựng nhân vật. Bên cạnh những nhân vật “không thể thiếu được” như vị tư lệnh, người chiến sĩ, cô gái giao liên mở đường… Nguyễn Anh Nông đã đưa vào trường ca của mình nhiều nhân vật khá đặc biệt. Đó là một người lính đào ngũ với lời tâm sự “thành thật”:

Ngày ấy, nếu tôi… không còn

Buồn đau, thống khổ đổ dồn vào ai?

Đêm đêm thao thiết thở dài

Ngày ngày tức tưởi, thân trai bẽ bàng

Cúi đầu đi giữa xóm làng

Thấm bao vinh - nhục, khẽ khàng nỗi đau

Những vật dụng vô tri vô giác, những chứng tích của chiến tranh như căn hầm dã chiến, cây cầu tạm, con đường… những hiện tượng thiên nhiên như chòm mây trắng, bầu trời được Nguyễn Anh Nông đưa vào trường ca với dụng ý khai thác Trường Sơn theo hình thức “bảo tàng” để cho “sử vật” tự bản thân lên tiếng. Lời căn hầm là lời oán thán về chiến tranh

Tôi chứa vào lòng bao số phận

Núi non lá chắn vững vàng chưa?



Núi toác, gục, hoang tàn, đá lở

Người với người hay thú dữ

Lời cây cầu tạm là khát vọng vui sướng khi hòa bình

Bây chừ, bể lặng trời êm

Tôi thành cục sắt ngước xem… mây vờn.

Một điểm khá đặc biệt trong trường ca Trường Sơn là nhân vật dẫn chuyện liên tục thay đổi. Nếu ở phần mở đầu là một nhân vật trữ tình quay về Trường Sơn tìm lại ký ức một thời oanh liệt thì ở các phần sau nhân vật này hóa thân vào nhiều nhân vật lúc đóng vai nhà thơ, lúc là lời chiến sĩ giao liên, lúc hóa thân vào đồ vật… . Có thể nói trường ca Trường Sơn không có một nhân vật dẫn chuyện xuyên xuốt như nhiều trường ca khác, mà đến phần mình, các nhân vật tự mình làm MC. Xây dựng theo kiểu này, trường ca Trường Sơn có sự linh hoạt, cơ động tuy nhiên tình bền vững, độ “kết dính” giữa các phần không cao. Đây là điểm làm cho bạn đọc khó có cái nhìn tổng thể về toàn bộ trường ca.

Trên đây là một vài nét đáng chú ý trong trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông. Điểm thành công sau cùng của trường ca Trường Sơn là ở chỗ nếu đọc trường ca này trong mối so sánh với thơ Nguyễn Anh Nông giai đoạn trước thấy rằng anh đang nỗ lực cách tân làm mới chính bản thân mình. Thật đáng quý, đáng trọng.

Đ.M.T
Nguồn: Bài viết này của Đoàn Minh Tâm đã đăng báo Quân đội nhân dân- cuối tuần
http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0
http://anhtuan123.blogtie...1/30/p5246343#more5246343

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Phạm Thuận Thành:CẢM XÚC RỘNG DÀI NHƯ DÃY TRƯỜNG SƠN

CẢM XÚC RỘNG DÀI NHƯ DÃY TRƯỜNG SƠN

Bài: Phạm Thuận Thành

Đã một thời thơ ca Việt đột khởi bằng thể loại truyện thơ qua những khúc ngâm với những thi phẩm bất hủ: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Kiều... Khoảng hai trăm năm sau lại có cuộc đột khởi mới để có phong trào thơ mới. Trong (1)và sau (2)cuộc kháng chiến cứu nước của thế kỷ 20 đã cho các nhà thơ một dòng cảm xúc mãnh liệt để có cuộc đột khởi nhỏ khi một loạt trường ca ra đời. Trường ca không còn kết cấu như kiểu truyện thơ nữa. Nó dung nạp dung lượng rộng dài quán theo đề tài chứ không bám theo nhân vật . Nó nói được nhiều vấn đề hơn. Và trường ca như là một đặc sản riêng của các nhà thơ mặc áo lính.

Dường như thể loại trường ca mong có cuộc bứt phá mới. Thi sĩ Nguyễn Anh Nông, một người đang mặc áo lính đã dấn bước vào thể loại này tiếp nối các bậc đàn anh Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo... Trường ca Trường Sơn đầu tay của anh đã ra mắt bạn đọc. Và với thi phẩm này anh đáng được gọi là nhà trường ca lắm. Đọc Trường Sơn mà cảm nhận được cảm xúc của anh rộng dài như dãy Trường Sơn.

Thực vậy, Nguyễn Anh Nông luôn tự nhủ viết trường ca tức là viết thơ, vậy trước hết câu chữ phải thơ đã rồi hãy bàn đến tính tư tưởng mà câu chữ nói đến, tức là đề tài của trường ca. Hãy nhớ đến khan của người sống trên dãy Trường Sơn từ bao năm nay đã rất thơ rồi, người thời nay viết mà không vượt thì đừng viết nữa. Khan đã viết: Mái nhà rông dài như tiếng chiêng ngân. Thơ không. Nguyễn Anh Nông tự tin viết: Rượu cần vít cong niềm vui/ Lời khan ủ men thấp thỏm. Đặc tả chiến tranh bằng một chữ tiếng: Tiếng bom tiếng mìn găm thân cây thân người nhức nhối ngày trở gió/ Tiếng suối thét gào hay tiếng anh tiếng em vùi trong cỏ. Mà đặc tả sự thanh bình cũng bằng một chữ tiếng: Tiếng trâu đi hoang hoải rừng già/ Tiếng mõ lắc nghiêng chiều ai tìm lại/ Trái tim thao thức tháng năm xa. Tháng năm xa ấy là tháng năm mở con đường Trường Sơn huyền thoại, và tác giả dắt tay người đọc cùng đi vào tháng năm xa ấy: Con đường chồng lên con đường/ Như ta chồng lên nhau những ước mong khát vọng. Cho đến ngày nay chiến tranh đã qua lâu, con đường Trường Sơn lại mang màu huyền thoại mới phát triển mọi mặt cho những người sông trên miền cao chót vót nóc nhà Đông Dương: Người con gái Tây Nguyên/ Viết lên bảng đen/ Những điều mới mẻ/ Như viết vào quyển sách đời cô/Ngọn đuốc sang soi vào thâm u rừng già núi thiêng/ Dưới chân cô gái trẻ/ Con đường tít tắp/ Vắt qua niềm kiêu hãnh/ Những ban mai ríu rít tiếng chim chuyền.

Dẫn ra như vậy để tin rằng Nguyễn Anh Nông viết trường ca nhưng trước hết là viết thơ. Mà cả trường ca là thơ thì cảm xúc khiếp lắm. Tôi đã thử lấy ra một đoạn làm thành bài thơ gửi đi đăng báo và được đăng thật. Đó là (trích) một phần chương 8 “Cô gái ngày xưa”, đầu đề do tôi tự đặt: Em là cô gái của ngày xưa/ Bồng bế nắng mưa/ Gánh gồng kí ức/ Cõng gió/ Dìu mây/ trái tim rạo rực/ Kéo đẩy thời gian/ lá vàng lá xanh/ Vác tình yêu/ leo/ ngược núi/ Vượt thung sâu/ Lặn lội/ bến bờ/ hạnh phúc/ Quờ tay gặp ánh trăng/ Vơ vào lòng gió và nắng/ Ôm lời ru qua tháng năm xa…

Đã làm thơ thì phải cách tân, đổi mới. Anh viết về những cơn sốt chết người quật ngã cả đoàn quân bằng những dòng ít chữ, nếu không đọc bằng cảm giác của người hôn mê sốt rét thì không hiểu anh định viết gì. Cơn hôn mê kéo dài như nuốt chửng đời người, nhưng ý chí chiến thắng đã vực người chiến sĩ Nhúc nhắc/ Túc tắc/ Nhổm dậy/ đi/ sấp ngửa/ mắt môi hoe. Với cách kết cấu mở, anh đã đưa được đại diện của hầu hết lực lượng kháng chiến hiện diện trên cung đường Trường Sơn. Chàng trai, cô gái, em bé, người già, nhà thơ và có cả kẻ đào ngũ nữa. Và đặc biệt hơn là cả con đường mọi lực lượng kháng chiến đang đi, đã đi cũng lên tiếng: Tôi mơ giấc mơ đẹp đẽ/ Bao người nằm xuống hôm qua/ Bỗng dưng đội đất sống dậy/ Rưng rưng niềm vui chói loà.

Lời con đường là lời chiến thắng, cũng là lời tri ân tất cả.

Một điều đáng ngạc nhiên hơn, dù là lính nhưng Nguyễn Anh Nông không được trải qua thực tế chiến tranh để được hành quân trên đường Trường Sơn. Vậy mà cảm xúc của thơ lại chân thật và cảm động thế. Đó chính là công việc của nhà thơ mới làm được. Tôi càng tin hơn cả tác giả lẫn thi phẩm này.

B.N, 28/10/2009

Phạm Thuận Thành

Thường Vũ - An Bình - Thuận Thành - Bắc Ninh

•Bắc Ninh là tỉnh có ngàn năm văn hiến. Bạn bận chuyện chi mà đến nỗi không có thời gian viết rõ, phải viết tắt tên tỉnh? Thiếu trân trọng quá! - TX.


Nguồn: Bài đã đăng báo Bắc Ninh - hàng tháng

http://trieuxuan.info/?pg...d=6&id=7786&fid=0
http://www.baobacninh.com...451&portal=baobacninh

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối