Nguyễn Sáng (1/8/1923 - 16/12/1988) tên đầy đủ là Nguyễn Văn Sáng, là một danh hoạ, hoạ sĩ đầu tiên người thiết kế con tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam, hoạ sĩ duy nhất có 2 tác phẩm hội hoạ được Nhà nước Việt Nam công nhận là bảo vật quốc gia. Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật năm 1996.
Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông yêu thích hội hoạ từ khi còn nhỏ. Năm 1936-1938, ông học Trường mỹ thuật Gia Định. Năm 1939, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 14 (1940). Tháng 8-1945, ông tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc để tham gia công việc kháng chiến bằng hội hoạ. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, các tác phẩm chính của Nguyễn Sáng chủ yếu là những ký hoạ. Hai tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là Tình quân dân, khắc gỗ màu năm 1951 và Giặc đốt làng có thể coi là sáng tác sơn dầu có kích thước lớn và hoàn chỉnh nhất của ông trong hoàn cảnh chiến tranh khó khăn, thiếu thốn.
Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, ông sống tại Hà Nội. Năm 1984, các bạn bè và giới chuyên môn đã giúp ông mở một cuộc triển lãm tranh và đây cũng là cuộc triển lãm tranh duy nhất được thực hiện khi ông còn sống. Sau triển lãm này ông chuyển vào miền Nam, cuộc sống khá nghèo khó và không còn điều kiện tài chính để vẽ tranh. Trước khi qua đời không lâu, Nhà nước đã quyết định trao thưởng Huân chương Độc lập, nhưng chưa kịp làm lễ mừng thì ông qua đời.
Ngoài làm thơ, ông còn viết một số bài thơ đăng trên các báo.
Nguyễn Sáng (1/8/1923 - 16/12/1988) tên đầy đủ là Nguyễn Văn Sáng, là một danh hoạ, hoạ sĩ đầu tiên người thiết kế con tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam, hoạ sĩ duy nhất có 2 tác phẩm hội hoạ được Nhà nước Việt Nam công nhận là bảo vật quốc gia. Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật năm 1996.
Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông yêu thích hội hoạ từ khi còn nhỏ. Năm 1936-1938, ông học Trường mỹ thuật Gia Định. Năm 1939, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 14 (1940). Tháng 8-1945, ông tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc để tham gia công việc kháng chiến bằng hội hoạ. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, các tác phẩm chính của Nguyễn…