Nguyễn Đức Nhuận (1900-1982) hiệu Bút Trà, sinh tại Phổ An, Từ Nghĩa, Quảng Ngãi, tốt nghiệp trung học, vào Sài Gòn làm báo.
Thuở nhỏ học ở Quảng Ngãi, Bình Định, tốt nghiệp Trung học cùng em Nguyễn Đức Huy, vào Sài Gòn làm báo trước năm 1930. Ở Sài Gòn, ông từng làm thợ đập đá, vì thiếu nộp thuế thân bị bắt giam tù, rồi bị tình nghi làm chính trị. Những năm 20 từng cộng tác với các báo Đông Pháp thời báo (1928), Công luận (1925)... ở Sài Gòn. Từ năm 1929 chủ trương các nhật báo Sài Thành (1929-1931), Sài Gòn (1931-1945). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ trương các báo Kiến thiết, Ban ngày, Điện báo rồi làm chủ báo Sài Gòn mới từ năm 1947-1963. Sài Gòn mới là một tờ báo có số lượng in cao nhất so với các nhật báo khác trước đây ở Sài Gòn.
Sau năm 1975 ông vẫn sống tại Sài Gòn và mất ngày 22-3-1982 (tức 29 tháng 3 năm Nhâm Tuất) tại số 39 đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Sài Gòn, thọ 82 tuổi.
Các tác phẩm chính:
- Tiếng bom Sa Diện (thơ, 1961)
- Tâm sự ngàn thu (thơ, 1962)
- Hương tình (thơ, 1962)
Nguyễn Đức Nhuận (1900-1982) hiệu Bút Trà, sinh tại Phổ An, Từ Nghĩa, Quảng Ngãi, tốt nghiệp trung học, vào Sài Gòn làm báo.
Thuở nhỏ học ở Quảng Ngãi, Bình Định, tốt nghiệp Trung học cùng em Nguyễn Đức Huy, vào Sài Gòn làm báo trước năm 1930. Ở Sài Gòn, ông từng làm thợ đập đá, vì thiếu nộp thuế thân bị bắt giam tù, rồi bị tình nghi làm chính trị. Những năm 20 từng cộng tác với các báo Đông Pháp thời báo (1928), Công luận (1925)... ở Sài Gòn. Từ năm 1929 chủ trương các nhật báo Sài Thành (1929-1931), Sài Gòn (1931-1945). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ trương các báo Kiến thiết, Ban ngày, Điện báo rồi làm chủ báo Sài Gòn mới từ năm 1947-1963. Sài Gòn mới là một tờ báo có số lượng in cao nhất so với các nhật báo khác trước…