Kẻ tù của thơ. Trong bài Phóng ngôn 放言, Nguyên Hiếu Vấn có viết “Trường Sa nhất Tương luỵ, Mạnh Đảo lưỡng thi tù” 長沙一湘累,郊島兩詩囚, ý nói thơ Mạnh Giao và Giả Đảo chau chuốt từ ngữ và câu chữ, lao lực để làm thơ. Người đời sau còn xưng Giả Đảo là Thi nô (nô bộc của thơ). Tuy nhiên ở bài này, thi tù chỉ nói về Mạnh Giao. Mạnh Giao và Hàn Dũ 韓愈 đều là những đại biểu cho thơ ca đời Trung Đường nhưng do hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau dẫn đến phong cách thơ cũng đối lập. Nguyên Hiếu Vấn chú trọng thơ thanh tân, phong nhã của Hàn Dũ nên ở đây nói nếu so sánh thơ của hai người, thì thơ của Hàn Dũ cao nguy ngất như Bách Xích lâu và trường tồn với thời gian, còn thơ Mạnh Giao như vẫn ở dưới đất.
Nay là Triều Châu, Quảng Đông. Ở đây ám chỉ Hàn Dũ, từng bị biếm trích ra đây.
Một ngôi lầu tại phía tây nam huyện thành Linh Thạch, cao hàng trăm thước, tại đây núi và sông tiếp giáp. Thơ Lý Thương Ẩn: “Bách Xích lâu cao thuỷ tiếp thiên”.