Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Mai Ngọc Thanh
Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 08/01/2008 14:08
Ta đi với bạt ngàn bạch đàn
Bạch đàn trẻ thế
Ta đi với chiều cao rất khoẻ.
Bám chặt vào bền sâu của đất
Bạch đàn lên ung dung
Thân ngời trắng đúc bằng ánh sáng
Của trời ta biếc trong.
Ta đi trong rào rào lá vẫy
Ngoảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn!
Những đỉnh đồi cô đơn nghèo trọc
Hạt giống thuở đầu tiên…
đã hoá đại ngàn!
Ta gửi bạch đàn nuôi trong chiều cao
Tầm vóc cuộc đời ta đấy.
Bạch đàn bạch đàn
Biết đánh rụng những nhánh cành vướng trái
Để dồn cho sức lớn chiều cao.
Chẳng mượn gió khoe đâu
Bạch đàn thơm, cứ thơm
Ôi, mùi thơm sinh ra tự gốc
Ta bâng khuâng mỗi bước…lại đằm hơn
Bạch đàn bạch đàn…
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 06/01/2008 10:06
Tác giả: Kim Diệu Hương ( Nguyễn Anh Nông)
ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ MAI NGỌC THANH
Sinh năm 1933, tại Ghép, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
Nguyên Tổng thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hoá nhiệm kỳ I. Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Hoá. Hội viên Hội Xuất bản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm thơ đã xuất bản:
*Thơ Hương vườn mẹ ( In chung với Núi Thề của Quế Anh, 1969.
*Sau những tháng năm, ( In chung Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn ), 1983.
*Con mắt thức , 1974
*Ngày trông hạt, 1985
*Tìm lại với người, 1991
* Xanh lặng lẽ, 1996
* Cánh chim tôi đợi, 1999
* Hoa hang có gai, 2003
* Thơ Mai Ngọc Thanh, 2006
( Nguồn từ: Tuyển tập thơ Xứ Thanh thế kỷ 20, NXB Thanh Hoá, 2007)
BÀI CA BẠCH ĐÀN (*)
Thơ- Mai Ngọc Thanh
Ta đi với bạt ngàn bạch đàn
Bạch đàn trẻ thế
Ta đi với chiều cao rất khoẻ.
Bám chặt vào bền sâu của đất
Bạch đàn lên ung dung
Thân ngời trắng đúc bằng ánh sáng
Của trời ta biếc trong.
Ta đi trong rào rào lá vẫy
Ngoảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn!
Những đỉnh đồi cô đơn nghèo trọc
Hạt giống thuở đầu tiên…
đã hoá đại ngàn!
Ta gửi bạch đàn nuôi trong chiều cao
Tầm vóc cuộc đời ta đấy.
Bạch đàn bạch đàn
Biết đánh rụng những nhánh cành vướng trái
Để dồn cho sức lớn chiều cao.
Chẳng mượn gió khoe đâu
Bạch đàn thơm, cứ thơm
Ôi, mùi thơm sinh ra tự gốc
Ta bâng khuâng mỗi bước…lại đằm hơn
Bạch đàn bạch đàn…
Nhơm, 1971
LỜÌ BÌNH CỦA KIM DIỆU HƯƠNG(*)
Bài thơ Bài ca bạch đàn của nhà thơ Mai Ngọc Thanh được viết vào năm 71 của thế kỷ trước. Như tôi được biết, bài thơ này được Mai Ngọc Thanh viết nhân kỷ niệm hơn 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây. Có nghĩa sau 25 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- ngày nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhân vật trung tâm của bài thơ được tác giả chọn để gửi gắm tâm tư tình cảm vừa để ngợi ca là một loài cây có thân trắng, dáng thẳng, từ đầu cành đến cuối rễ đều toả ra mùi thơ: Bach đàn.
Theo cảm nhận của riêng tôi, đây là một bài thơ hay của nhà thơ Mai Ngọc Thanh đóng góp cho nền thơ Việt Nam thế kỷ 20.
Có nhiều cách cảm nhận của một bài thơ hay. Cách cảm nhận thông thường lâu nay ở ta là bài thơ được “ trình diễn” kèm theo giới thiệu xuất xứ, bối cảnh, thành phần, tác giả của bài thơ; lại có cách cảm thơ hay khác là “tạm quên” những yếu tố trên để bài thơ tự “ ánh ỏi” lên một điều gì đó khi ta chiêm nghiệm, thưởng thức nó.
Bài thơ Bài Ca Bạch Đàn của Mai Ngọc Thanh đọc theo hai cách trên vẫn cho ta cùng một cảm nhận là bài thơ hay.
Dư vị của bài thơ rất quen mà rất lạ. Nhiều nhà thơ đã viết nhiều về cây, hoặc họ đã nhân cách hoá từ các loài cây để nói lên nỗi niềm, thân phận, khí phách…của con người, tuy vậy những bài thơ hay để lại rất hiếm hoi.
Ngay từ hai khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ lên nền trời lồng lộng một dáng vóc Bạch đàn vừa dung dị vừa kỳ vĩ; dáng vóc nhân vật Bạch đàn vừa rất thực vừa rất ảo: ánh sáng, khí trời được “ anh ta” tiếp nhận và “ anh ta” toả ra một thứ ánh sáng cũng của trời đất ban tặng: “ Bám chặt vào bền sâu của đất/ Bạch đàn lên ung dung/ Thân ngời trắng đúc bằng ánh sáng/ của trời ta biếc trong”.
Khổ thơ thứ ba, tác giả không chỉ nhìn cây mà đã nhìn thấy rừng: “ Ta đi trong rào rào lá vẫy/ Ngoảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn”.
“ Ngảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn đây là gì nếu không phải là “ dáng đi đứng của toàn dân tộc” vừa thoát “ kiếp ngựa trâu- kiếp nô lệ” để vươn lên, đứng dậy làm người tự do, làm chủ vận mệnh của mình? Cái dáng “ ung dung” kia dưới trời “ biếc trong” giữa “ rào rào lá vẫy” mới kỳ diệu, hấp dẫn và đáng ca ngợi làm sao? Cái đích mà nhà thơ nhắm tới: Nhìn cây nói người- nhìn cây nói đời. Thực tiễn đã cho nhà thơ những chất liệu phong phú: Thời đại mới đã cho những con người được ngẩng cao đầu làm người- con người viết hoa.
Trong bài thơ này, rất đáng lưu ý khổ thơ thứ 4, tác giả đã lồng vào đấy những thuộc tính rất con người: “ Bạch đàn bạch đàn/ Biết đánh rụng những nhánh cành vướng trái/ Để dồn cho sức lớn chiều cao”. Rõ dàng Bạch đàn mà “ Biết đánh rụng…”, “ Để dồn cho sức lớn chiều cao”, biết- một cách có ý thức thì Bạch đàn này không còn là Bạch đàn Cây nữa mà nó đã là Bạch đàn Người rồi còn gì?
Có người bình bài thơ này đã rất khen khổ thơ sau: “ Bạch đàn thơm cứ thơm/ Ôi, mùi thơm sinh ra từ gốc” vì theo người bình đó, đay là câu thơ hay ca ngợi cáI thực thơm của Bạch đàn chứ không phải cái loè loẹt mượn vay của loài hoa giả, đôi khi loài hoa giả mượn hương sắc của kẻ khác. Thì bạch đàn đích thị là Bạch đàn rồi “ Hữu sự tự nhiên hương” chứ không cần hương thơm vay mượn. Tôi thấy người bình mà tôi nêu trên họ có cái lý của họ đấy chứ?
Xin mượn câu thơ kết của bài thơ Bài Ca Bạch đàn của nhà thơ Mai Ngọc thanh để dừng bài viết này:
“ Ta bâng khuâng mỗi bước… nghe đằm hơn
Bạch đàn bạch đàn” ./.
Hà Nội, 20/8/2004
K.D.H
Gửi bởi Kim Diệu Hương ngày 09/01/2008 14:10
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 18/02/2008 22:06
Bài thơ Bài ca bạch đàn của nhà thơ Mai Ngọc Thanh được viết vào năm 71 của thế kỷ trước. Như tôi được biết, bài thơ này được Mai Ngọc Thanh viết nhân kỷ niệm hơn 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây. Có nghĩa sau 25 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- ngày nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân vật trung tâm của bài thơ được tác giả chọn để gửi gắm tâm tư tình cảm vừa để ngợi ca là một loài cây có thân trắng, dáng thẳng, từ đầu cành đến cuối rễ đều toả ra mùi thơ: Bach đàn.
Theo cảm nhận của riêng tôi, đây là một bài thơ hay của nhà thơ Mai Ngọc Thanh đóng góp cho nền thơ Việt Nam thế kỷ 20.
Có nhiều cách cảm nhận của một bài thơ hay. Cách cảm nhận thông thường lâu nay ở ta là bài thơ được “ trình diễn” kèm theo giới thiệu xuất xứ, bối cảnh, thành phần, tác giả của bài thơ; lại có cách cảm thơ hay khác là “tạm quên” những yếu tố trên để bài thơ tự “ ánh ỏi” lên một điều gì đó khi ta chiêm nghiệm, thưởng thức nó.
Bài thơ Bài Ca Bạch Đàn của Mai Ngọc Thanh đọc theo hai cách trên vẫn cho ta cùng một cảm nhận là bài thơ hay.
Dư vị của bài thơ rất quen mà rất lạ. Nhiều nhà thơ đã viết nhiều về cây, hoặc họ đã nhân cách hoá từ các loài cây để nói lên nỗi niềm, thân phận, khí phách…của con người, tuy vậy những bài thơ hay để lại rất hiếm hoi.
Ngay từ hai khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ lên nền trời lồng lộng một dáng vóc Bạch đàn vừa dung dị vừa kỳ vĩ; dáng vóc nhân vật Bạch đàn vừa rất thực vừa rất ảo: ánh sáng, khí trời được “ anh ta” tiếp nhận và “ anh ta” toả ra một thứ ánh sáng cũng của trời đất ban tặng: “ Bám chặt vào bền sâu của đất/ Bạch đàn lên ung dung/ Thân ngời trắng đúc bằng ánh sáng/ của trời ta biếc trong”.
Khổ thơ thứ ba, tác giả không chỉ nhìn cây mà đã nhìn thấy rừng: “ Ta đi trong rào rào lá vẫy/ Ngoảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn”.
“ Ngảnh nhìn đâu cũng một dáng bạch đàn’ đây là gì nếu không phải là “ dáng đi đứng của toàn dân tộc” vừa thoát “ kiếp ngựa trâu- kiếp nô lệ” để vươn lên, đứng dậy làm người tự do, làm chủ vận mệnh của mình? Cái dáng “ ung dung” kia dưới trời “ biếc trong” giữa “ rào rào lá vẫy” mới kỳ diệu, hấp dẫn và đáng ca ngợi làm sao? Cái đích mà nhà thơ nhắm tới: Lấy cây nói người- lấy thiên nhiên nói cuộc đời. Thực tiễn đã cho nhà thơ những chất liệu phong phú: Thời đại mới đã cho những con người được ngẩng cao đầu làm người- con người viết hoa. Trong bài thơ này, rất đáng lưu ý khổ thơ thứ 4, tác giả đã lồng vào đấy những thuộc tính rất con người: “ Bạch đàn bạch đàn/ Biết đánh rụng những nhánh cành vướng trái/ Để dồn cho sức lớn chiều cao”. Rõ dàng Bạch đàn mà “ Biết đánh rụng…”, “ Để dồn cho sức lớn chiều cao”, biết- một cách có ý thức thì Bạch đàn này không còn là Bạch đàn Cây nữa mà nó đã là Bạch đàn Người rồi còn gì?
Có người bình bài thơ này đã rất khen khổ thơ sau: “ Bạch đàn thơm cứ thơm/ Ôi, mùi thơm sinh ra từ gốc” vì theo người bình đó, đây là câu thơ hay ca ngợi cái thực thơm của Bạch đàn chứ không phải cái loè loẹt mượn vay của loài hoa giả, đôi khi loài hoa giả mượn hương sắc của kẻ khác. Thì bạch đàn đích thị là Bạch đàn rồi “ Hữu xạ tự nhiên hương” chứ không cần hương thơm vay mượn. Tôi thấy người bình mà tôi nêu trên họ có cái lý của họ đấy chứ?
Xin mượn câu thơ kết của bài thơ Bài Ca Bạch đàn của nhà thơ Mai Ngọc thanh để dừng bài viết này:
“ Ta bâng khuâng mỗi bước… nghe đằm hơn
Bạch đàn bạch đàn” ./.
Hà Nội, 20/8/2004
K.D.H