Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Anh Nông
Hai chàng từng là địch thủĐọc bài thơ này, tôi cứ ngồi ngẩn ra, không thể đọc tiếp được nữa vì có bao điều từ bài thơ truyền vào làm cổ họng tôi, tim tôi ứa nghẹn xúc cảm, tràn ngập suy tư, mê man nỗi niềm sống chết phận người. Tục ngữ bảo: “Đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm”, tôi xin mượn tinh thần câu tục ngữ này để nói về bài thơ rất hay trên của Nguyễn Anh Nông “Đánh nhau khi sống, mời nhau khi chết”. Cái chết kia chợt nhân đạo quá chừng, có một nén hương cắm mộ này mà khói cũng chia phần cho cả nấm mộ “địch thủ” kia, mà chia phần “thi thoảng” vì khói còn bẽn lẽn làm quen, làm thân. Khói còn thay người ngường ngượng, ân hận vì lúc sống từng choảng nhau mẻ đầu. “Khói hương” hay chính hình ảnh hai linh hồn kia xám hối, chìa khói sang nhau như cố ý làm một sợi lạt hư vô buộc hai nấm đất vào nhau cho bớt lạnh, bớt cô đơn? Khói hương thi thoảng thăm nhau là câu diệu bút nâng hiệu quả bài thơ lên cõi vô bờ. Về nghĩa thực, đúng là khi thắp hương ở phần mộ này thì bao nhiêu khói bay sang phần mộ kia gần hết. Thành ra thắp hương cho một người mà hương toả cả hai. Có khi hai nhà đến thắp hương cùng lúc, hoặc nhân thắp cho mộ này, tiện tay, người sống cũng thắp tràn sang mộ bên một nén cho bên kia đỡ tuổi. Nhưng nghĩa bóng của bài thơ, câu thơ đã vượt qua cây hương mà thấm vào phận người, thấm vào cả tạo hoá, vào nỗi thiện ác, ghét thương.Thơ chúng ta, giá mà trong lúc nhập đồng, làm được thiên chức” khói hương” kia để “Thi thoảng thăm nhau” như một an ủi, một dìu dắt, một ân sủng, một sự làm lành vĩnh cửu giữa sống và chết, giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bất hạnh và hạnh phúc? Bài thơ Cảm tác trên của Nguyễn Anh Nông có thể đứng đàng hoàng trong bất cứ truyển tập thơ sang trọng dù chọn khắt khe, chọn theo tiêu chuẩn “Vip” cỡ nào cũng vẫn giữ được cái hay riêng của nó mà không một bóng đa đề nào có thể che phủ. Thơ lấy chất mà đánh bạt lượng, lấy chỉ một cái hay đích thực, hay cỡ các mét(mai tre: bậc thầy) mà đánh bại 99 cái dở là vậy đó. Nguyễn Anh Nông còn có một bài thơ khác khá hay, hay ở tứ như sau: Chiều/ hai đứa trẻ/ vật nhau trên cỏ/ chỉ vì một con dế cụ/ Đêm trăng tỏ/ hai người lớn tuổi/ rì rầm trên cỏ/ chỉ vì một đứa trẻ con. Bài thơ nhỏ nhắn như một bức thuỷ mặc của niềm vui sống. Nguễn Anh Nông như một “nhà dế học”, hay viết về nỗi niềm tiếng dế. Bài thơ dưới đây sẽ là bài thơ khá, nếu tác giả chịu khó lao động chữ chút nữa:
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau.
(Cảm tác)
Có ai nghe mà mi dóng diết“Dóng diết” với “gào” là tâm tư, siêu tâm tư rồi, hà cớ gì tác giả còn hạ một chữ”tâm tư”rất thừa mà không hợp cảnh, tình ở cuối câu 4? Theo tôi, nên sửa từ “tâm tư” bằng từ “bơ vơ” thì tiếng dế trên càng mồ côi kẻ tri âm hơn, thống thiết và cô đơn hơn ngay giữa ồn ã biển. Nguyễn Anh Nông còn có bài lục bát khá viết về thân phận người đàn bà goá chồng, phải ghì vào cõi phật mà thuỷ chung với người khuất bóng, với đoạn kết khá cảm động sau:
Biển ngoài kia ào ạt xô bờ
Trăng cứ sáng bời bời, ai tỏ
Tiếng dế gào biết mấy tâm tư
(Tiếng dế biển)
Nhớ ngày giỗ anh, tôi vềNguyễn Anh Nông trong bài Phân thân tả chuyện người hoá thân thành con chồn để cào bới đất mà tìm người yêu: em có là củ mài củ vớn/ anh cũng đào, cũng bới em ra. Thơ hay có khi cũng chìm sâu dưới trang giấy như củ mài, củ vớn. Người đọc đôi khi phải sử dụng cả phương pháp tiếp cận của loài chồn là dùng tấm lòng để thấm suốt bề dày trang giấy, chứ không phải thô thiển chơi móng vuốt mà bới được thơ. Có khi Nguyễn Anh Nông viết được câu thơ thi sĩ bằng nỗi cảm về tiếng ve rang bỏng ngói bầu trời: tiếng ve rang bầu trời khô như ngói. Có lần tác giả đưa được từ “cổ điển” vào trong một câu thơ tình rất có duyên: Em cứ đuổi theo anh như hình, bóng/ ta thành người cổ điển lúc yêu nhau.
Chị ngồi gõ mõ thầm thì hư vô
- Chị ơi! Chị đáp Nam mô
A di đà Phật... Sững sờ bóng quen
Thế thì thôi, thế thì tin
Cõi người, cõi Phật biết vin cõi nào?
(Cõi thu)
Rượu cần mới nhấp đôi ba giọtNguyễn Anh Nông vừa cho chúng ta nhấp “đôi ba giọt” rượu cần thơ mà chữ nghĩa đã truyền vào hồn ta chất men mỹ cảm. Nhà thơ muốn tạo nên thơ ca đích thực, dứt khoát phải là người chân tay cũng có “nỗi niềm riêng” như thế. Để người đọc, đọc xong thơ anh, thấy chân tay mình mang “nỗi niềm riêng” thi sĩ, chạm vào đâu cũng thành rung động, thành tình yêu, như thể thi ca đã lại lên ngôi báu trăng mật giữa hồn người.
Chân tay cũng có nỗi niềm riêng