Thơ » Hàn Quốc » Lee Won Ik
Đăng bởi hongha83 vào 24/06/2017 12:07
녹양(綠楊)이 천만사(千萬絲)ㅣ들 가는 춘풍(春風) 잡아 매며
탐화봉접(探花蜂蝶)인들 지는 곳을 어이하리
아모리 사랑(思郞)이 중(重)한들 가는 님을 잡으랴
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 24/06/2017 12:07
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 20/10/2020 20:34
Trong gió xuân, liễu như ngàn sợi chỉ đu đưa mình, sao trói buộc được đây?
Ong bướm tìm hoa, hoa đã rụng, hẹn thề mà rồi chẳng biết làm sao?
Tình yêu có sâu nặng đi nữa, sao giữ được người khi bước ra đi
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/09/2023 22:52
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/09/2023 23:22
Dù phất phơ ngàn dải liễu,
Buộc sao được gió xuân xanh.
Bướm hoa hẹn thề độ ấy,
Mà hoa rụng mất sao đành?
Tình yêu có sâu nặng mấy,
Không níu nổi bước chân anh.
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/09/2023 22:58
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/09/2023 23:00
시조 (時調 - Thi điệu) là một trong những phong cách thơ truyền thống của Hàn Quốc có nguồn gốc từ giữa thời Goryeo và phổ biến trong triều đại Joseon. Bài thơ này được viết theo phong cách Thi điệu, chứ tiêu đề của nó không phải là Thi điệu.
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 09/09/2023 23:35
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Decembrina Nguyễn ngày 10/09/2023 09:24
Lee Won Ik được biết đến như một chính trị gia chính trực và luôn thẳng thắn bảo vệ quan điểm của mình.
Bài thơ thể hiện quan điểm sống của Lee Won-ik là rộng lượng và không làm những gì trái với tự nhiên, trái với ý trời. Như không thể buộc được gió trời, không thể ngăn hoa rụng, và không thể giữ được người ra đi.
Không rõ bài thơ được viết vào năm nào, nhưng bài thơ thường được gắn với hai sự kiện nổi bật thời đó là Lee Won Ik can vua Seonjo, và sự kiện Nhân Tổ
Vào tháng 2 năm 1597, tướng quân Lee Sun-sin (Lý Thuấn Thần) bị bắt tại dinh thống chế Hansan và bị đưa đến Hanyang (Seoul). Ý chí giết tướng của Vua Seonjo là kiên định. Khi đó, Lee Won-ik người đang giữ chức Lãnh nghị chính (領議政) kiêm Đô thể sát sử(都體察使), người chỉ huy tổng thể cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản, nói: “Cũng như Bệ hạ không thể bãi bỏ Chúa, Chúa cũng không thể bãi bỏ Lee Sun-sin, chỉ huy lực lượng hải quân của ba tỉnh trong chiến tranh”. Tướng quân Lee Sun-sin được cứu mạng.
Trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc, Tể tướng Liễu Thành Long (Yoo Seong-ryong - 柳成龍) đã bị Jeong In-hong và những người khác gài bẫy, chỉ có Lee Won-ik tích cực bảo vệ.
Nhân Tổ phản chính (Injobanjeong 仁祖反正, hoặc Quý Hợi phải chính癸亥反正 – gọi theo tên của năm mà sự kiện xảy ra) - sự việc xảy ra vào ngày 11 tháng 4 năm 1623 (ngày 12 tháng 3 âm lịch) trong đó một cánh của phái Tây Nhân (đối lập với phái Bắc Nhân theo đường lối cứng rắn, ủng hộ vua Gwanghae) bao gồm Kim Ryu, Lee Gwi, Shin Kyung-jin, Yi Seo và Choi Myeong- gil tạo phản, đánh đuổi vua Gwanghae và những người phái Bắc Nhân.
Trong lịch sử 4 cuộc đảo chính thời Joseon thì đảo chính Injo là khốc liệt nhất. Phế chủ Gwanghae bị giáng xuống địa vị Hoàng tử, trên 40 người bị xử tử, và trên 200 người bị thanh trừng và lưu đày. Jeong In-hong dù đã 88 tuổi, vẫn bị chặt đầu. Đây là hành vi vi phạm trực tiếp nguyên tắc không chặt đầu người từng giữ chức vị Thượng tế hoặc người già trên 80 tuổi của triều đại Joseon. Kết quả là phái Bắc Nhân hoàn toàn bị đẩy khỏi chính trường. Những người tạo phản đưa hoàng tử Neungyang lên ngôi vua, tức là vua Nhân Tổ (仁祖Injo), vị vua thứ 16 và bị coi là người yếu đuối và bất tài nhất của triều đại Joseon. Chính Injo đã đầu hàng nhà Thanh vào năm 1636, đồng ý với các điều khoản chinh phục do nhà Thanh vạch ra.