Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hồng Nguyên » Nhớ
Lũ chúng tôiRồi nhà thơ hồn nhiên hạ ngay một lời bình về tinh thần đoàn quân ấy:
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một, hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sư mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiếnThế đấy, chúng tôi tự giới thiệu về chúng tôi như thế đấy! Số lượng của chúng tôi không được công bố cụ thể (có lẽ vì bí mật quân sự), nhưng chúng tôi khá đông đảo (lũ, bọn) và trình độ văn hoá còn thấp (chưa biết chữ), trình độ quân sự cũng chưa cao (súng bắn chưa quen), song chúng tôi có nhiệt tình cách mạng, có ý chí chiến đấu và rất lạc quan (lòng vẫn cười vui kháng chiến).
Lột sắt đường tàuTôi không có cứ liệu trong tay để chứng minh bài thơ được viết vào năm 1948, nhưng tôi có câu thơ của Hồng Nguyên nói rõ điều đó:
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh...
Ba năm rồi gửi lại quê hươngNếu tính từ mùa Thu Tháng Tám 1945, ba năm rồi gửi lại quê hương, ắt phải là năm 1948, mà cũng mùa thu nữa kia. Sao vậy? Bởi vì đến những ngày kỷ niệm cách mạng, các nhà thơ mới hay làm thơ! Thơ để in báo, thơ để tuyên truyền, cần phải trúng dịp, chứ sao!
Mái lều gianhNói theo ngôn ngữ điện ảnh, đây là một cảnh phim “phục hiện” có sức khái quát và ám ảnh rất cao. Cú máy đặc tả gót chân người vợ trẻ:
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Mòn chân bên cối gạo canh khuyaCái tình thương nhớ thiết tha đau đáu chỉ diễn tả bằng hình, một khuôn hình đặc tả, tài vậy thay! Và đây là phim câm, phim không lời!
Chúng tôi điSang đoạn thơ thứ hai, bài thơ mở ra với những câu thơ dài rộng, thể hiện sự tiếp xúc và lớn vượt của đoàn quân với nhân dân và đất nước. Tầm mắt mở rộng hơn, tâm hồn mở rộng hơn và nhờ thế lòng lạc quan, yêu đời cũng càng thêm phơi phới. Bao nhiêu gặp gỡ, tiếp xúc, bao nhiêu cảnh sắc, nếp sinh hoạt ở từng miền quê lũ lượt ùa vào thơ như những cánh phim toàn rộng. Lời thơ thanh thoát, thảnh thơi, hơi thở điệp trùng, cuồn cuộn:
Nắng mưa sờn mép ba lô
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chán tìm hơi ấm đêm mưa
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu...
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu độngTình quân dân cá nước giản dị mà vô cùng thắm thiết, gần gũi:
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng
... Tôi nhớ bờ tre gió lộng
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
... Có tiếng gà gáy sớmBao nhiêu kỷ niệm về những làng quê, về những con người và những tấm lòng thơm thảo của những miền đất lạ đã in đậm trong tâm hồn người chiến sĩ. Những kỷ niệm ấy sẽ vĩnh viễn không phai mờ theo năm tháng, bởi vì nó cụ thể, nó hiển hiện trước mắt ta như sờ thấy được:
Có “khai hội, yêu cầu, chất vấn”
Có mẹ già bắt rận cho những đứa con xa...
Trăng lên tập họp hát om nhà.
Tôi nhớTuy nhiên, đường hành quân còn dài, sau những phút giây nghỉ ngơi, đoàn quân lại lên đường, lặng lẽ vào một đêm trăng lu, “nòng súng nghiêng nghiêng, đường mòn thấp thoáng”. Các anh ra đi vì nhiệm vụ nặng nề mà đất nước giao cho, nhưng tấm lòng còn ở lại:
Giường kê cánh cửa
Bếp lửa khoai vùi
Đồng chí nứ vui vui
Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ...
Chúng tôi đi nhớ nhất câu niCâu thơ ấy chợt gợi nhớ đến câu thơ rất hay, rất đồng vọng của Hoàng Trung Thông:
Dân chúng cầm tay lắc lắc:
“Độc lập, nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”
Các anh đi đến khi nào trở lạiVà một cộng hưởng của thơ Hữu Loan:
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong...
(Bộ đội về làng)
Một làng xa nho nhỏCái mô típ: Những người lính hành quân - Những xóm làng đi qua - Những kỷ niêm thôn làng - Hẹn ngày trở lại, ta gặp rất nhiều trong thơ kháng chiến chống Pháp thời kỳ đầu.
Đẹp như nơi hẹn hò
Có đôi lòng gắn bó
Những lời chưa nói ra...
(Những làng đi qua)