Chưa có đánh giá nào
Đăng ngày 22/10/2021 20:34, số lượt xem: 663

Là nhà chính trị Hậu Lê,
Giúp Lê Tương Dực thâu về nước non (1).
Tuổi thơ nổi tiếng thần đồng,
Hội nguyên- Bảng nhãn Hiển Tông, Kỷ Mùi (2).
Thi Đình đỗ Tiến sĩ rồi,
Làm quan Tả Thị Lang nơi viện Hàn (3).
Đời Lê Uy Mục dâm gian,
Người dân oán giận gọi càn Quỷ vương (4).
Công thần đuổi chẳng nể nang,
Ông cùng với Nguyễn Văn Lang rút về.
Vùng Thanh Hoá phát binh thề,
Phế Lê Uy Mục đưa Lê Dinh vào.
Ngôi vua Tương Dực tân trào (5),
Đắc Bằng Lại bộ chức vào Thị lang (6).
Dâng mười bốn kế trị an (7),
Nhận lời khen ngợi, lên hàng thượng thư.
Tinh thông lý số Dịch thư,
Truyền nghề Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sách hay (8).
Thần Kinh Thái Ất trao tay,
Gửi con Hữu Khánh sau này học ông (9).
Đời Lê phò giúp có công,
Đắc Bằng, Hữu Khánh có trong sử đời.

(1) Ông giúp đại thần Nguyễn Văn Lang (là ông tổ của các vua Triều Nguyễn sau này) nổi quân ba phủ ở Thanh Hoá, đánh đổ triều vua Lê Uy Mục, lập nên vua Lê Tương Dực.
(2) Ông đỗ Bảng nhãn hay Hội nguyên ở kì thi Hội năm Kỷ Mùi 1499 đời vua Lê Hiến Tông
(3) Thi Đình đỗ Nhất giáp tiến sĩ tên thứ 2, khi ứng chế được xếp thứ nhất.[3] Ra làm quan, được thăng đến chức Tả Thị Lang bộ Lễ, Thị độc coi việc ở viện hàn lâm.
(4) Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương
(5) Đại thần Nguyễn Văn Lang đem quân ba phủ nổi quân ở Thanh Hoá, đón Giản tu công Lê Dinh làm minh chủ. Lương Đắc Bằng tham gia trong đó, Nguyễn Văn Lang bèn sai Lương Đắc Bằng soạn hịch kể tội vua Uy Mục.
vua Uy Mục thua trận, phải uống thuốc độc tự tự, năm ấy Lê Dinh lên ngôi, tức vua Lê Tương Dực.
(6) Lương Đắc Bằng được thăng làm Lại bộ Tả thị lang, chức Thị Lang tương đương Thứ trưởng ngày nay.
(7) Vua khởi phục Lại bộ tả thị lang Lương Đắc Bằng kiêm Đông các học sĩ, nhập thị kinh diên[6] nhưng Đắc Bằng cố từ chối không nhận. Nhân đó, Đức Bằng dâng lên 14 kế sách trị bình: vua khen ngợi và nhận lời. Ông làm quan đến Thượng thư bộ Lại, được Tham dự triều chính, tước Đôn trung bá.
(8) Nhận thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tính tình khoáng đạt và thích lý số, nên ông truyền dạy và trao cho toàn bộ Thái Ất thần kinh. Sau này Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư nhà Mạc
(9) Lúc sắp mất dặn vợ cho con học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
(10) Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, Phan Huy Chú đã chép người phò tá có công đức các đời, gồm 4 người đời Lý, 10 người đời Trần, 18 người đời Lê và 1 người đời Mạc, trong đó có Lương Đắc Bằng và con ông là Lương Hữu Khánh.