Là con Lạc tướng Mê Linh,
Hai Bà họ Lạc đổi thành họ Trưng (1).
Giận người Tô Định tàn hung,
Các quan Lạc tướng Việt cùng nổi lên.
Kết hôn Lạc tướng Chu Diên,
Tên là Thi Sách cùng liên kết đoàn.
Cùng dân nổi dậy tràn lan,
Hán quan Tô Định giết càn họ Thi (2).
Căm thù giặc mạnh tức thì,
Tháng hai năm bốn mươi kỳ khởi lên (3).
Dân Âu Lạc với Nam Việt biên (4),
Luy Lâu vây hãm Định liền trốn ngay.
Cửu, Nam, Nhật, Hợp ứng đầy đủ quân (5).
Sáu lăm thành luỹ về dần Lĩnh Nam (6).
Mở đầu độc lập phương Nam (7),
Đầu tiên phụ nữ lên làm vua ta.
Ấy là Trưng Trắc xưng là Trưng Vương.
Ba năm hùng cứ một phương,
Mê Linh đô đóng can trường nước Nam.
Thời gian ngắn ngủi chưa kham,
Gồm thâu Lượng Quảng, Lĩnh Nam lớn nhiều (8),
Khó mà địch lại Hán triều,
Hai Bà thua giặc đành liều tấm thân (9).
Nữ nhi xứng bậc vĩ nhân,
Ngàn năm thanh sử một lần ghi công.
(1) Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng.
(2) Tên của ông Thi Sách, theo Thuỷ kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi..
(3) Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán.
(4) Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ.
(5) Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng..
(6) Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.
(7) Sử Việt coi Hai Bà Trưng là những người mở đầu độc lập của Việt Nam thời cổ đại.
(8) Lĩnh Nam bao gồm Giao Chỉ Cửu Chân, Hợp Phố. Quảng Đông, Quảng Tây củ Trung Hoa rất rộng lớn khó trong việc cai trị.
(9) Hai Bà tự vẫn ở Hát Giang.