Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Lưu Trọng Lư » Tiếng thu (1939)
Đăng bởi Vanachi vào 16/03/2005 10:35, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi karizebato vào 04/08/2009 08:59
Tặng bạn Văn
Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 15/04/2009 09:40
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ ngày 15/04/2009 10:06
Có 3 người thích
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: “Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: “Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết”.
Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là “bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư”, cũng là “bài thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại”:
Em không nghe mùa thuBài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ “Đầu Ngô mình Sở”. Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...
Hình ảnh kẻ chinh phuẤy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa.
Trong lòng người chinh phụ
Em không nghe mùa thuEm không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào thì cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên thì không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế thì thật thô thiển. Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác, cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: Rừng thu từng biếc chen hồng”. Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: “Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằn tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào”.
...
Em không nghe rạo rực
...
Em không nghe rừng thu...
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 27/05/2019 11:32
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, Tiếng thu dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Va còn vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thuBằng hình thức kết cấu cú pháp. Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ Tiếng thu đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới.
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Con nai vàng ngơ ngácĐã tạo ra một không gian cô đơn vô bờ bến. Đấy là bước làm mới bất ngờ từ sự tả cảnh ở bài thơ cổ kia:
Đạp lên lá vàng khô?
Con nai vàng ngơ ngácHai chất màu: “Vàng ngơ ngác” rồi đến “vàng khô” xiết lên nhau, khiến ta nhớ đến Nguyễn Gia Thiều với: “Trải vách quế gió vàng hiu hắt” và Nguyễn Du với: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”. Điều đó đã đẩy tâm trạng độc giả tới sự đồng cảm sâu sắc với tâm hồn của tác giả. Một lối chuyển nghĩa độc đáo khiến tiếng thu thấm sâu vào ta. Tiếng thu, tiếng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người thời không phương hưởng trong cảnh nước mất nhà tan còn ẩn dấu một dự báo về sự “cùng tắc biến” của xã hội ta thời ấy. Một dự báo về một thời chiến chinh như những thuở xưa. Hãy lắng nghe tiếng thu mà thấy.
Đạp lên lá vàng khô
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 09/09/2019 21:18
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thuChủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì? Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hoá, nghe tiếng lòng “rạo rực” của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “xào xạc” trong rừng vắng.
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Con nai vàng ngơ ngácTa nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không...
Đạp trên lá vàng khô
Tiếng thu ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Gửi bởi PH@ ngày 07/11/2019 18:09
Autumnal tone
You do not hear autumn
Under dim moon is sobbing?
You do not feel excited
The image of the warrior
In the heart of widow?*
You do not autumnal forest
Autumnal leaves sound the rustling
The golden fawn looks dazed
Tread on dry yellow leaves?
*Note
“The image of the warrior/In the heart of widow?”:
In former times in China, the war often started in the autumn.
Ou Yang Xui歐 陽 修 (1007- 1072) a well-known poet in Bei Song北 宋in China, write poem “Poetic essay of autumnal tone” 秋 聲 賦, described autumnal tone as clash of sword and scimitar, as tone of the army went to battlefiel. Here author Luu Trong Lu based on this sense of the ancients.
Nếu nói 4 câu cuối này được lấy ý từ bài Thu thanh phú của tác giả Âu Dương Tu thì hoàn toàn không đúng vì trong bài không hề nhắc đến nội dung nào như trên ( có thể tham khảo bản gốc và bản dịch ở link sau: https://baike.baidu.com/i...%E5%A3%B0%E8%B5%8B/574344
4 câu cuối này, rất gần với ý thơ của tác giả người Nhật 日语:猿丸大夫/さるまるのたいふ / さるまるだゆう Sarumaru no Taifu/Sarumaru Dayū
《小仓百人一首》第5篇,作者:猿丸大夫
http://ogura100.macanow.com/poet/kazin005.html
原和歌:奥山に紅葉ふみわけ鳴く鹿の声きく時ぞ秋はかなしき
日文翻译:山奥深く散り敷いた紅葉をふみ分けて鳴く鹿の声を聞くとき、秋のあわれがひときわ感じられる。
中文翻译:奥山秋意染红林,鸣鹿声声悲不禁。我自驻足空感慨,凭谁安慰寂寥心?
又译:霜叶委深山,雄鹿轻踏来,呦呦情弥切,肃肃人愈哀。
又译:有鹿踏红叶,深山独自游。呦呦鸣不止,此刻最悲秋。
又译:在远离人烟的深山里,雄鹿踏着满地的红叶缓缓走来。它那深情地呼唤着雌鹿的叫声,也让人渐渐地感觉到了秋天的悲凉。
解释:
这首和歌将深山、红叶、鹿鸣等秋天意象连接起来,用鹿鸣来反衬秋山的静谧,把寂静凄凉的深山秋景与诗人内心情绪交融为一体,一气咏出“悲秋”的感慨,意境深远。体现了日本倾向于伤感的审美意识。
Gửi bởi Đom Đóm ngày 09/05/2022 23:23
Có một lần ở tại nhà trọ của Lư phố Hàm Long tôi cười hỏi Lưu Trọng Lư:
- Lư ơi, bài thơ Tiếng thu có phải thật của cậu không?
Có Nguyễn Xuân Huy ngồi đấy, Lư “cười như nắc nẻ”:
- Thằng này mơ mộng thật! Mi tưởng bài đó của Thế Lữ à?
- Thế Lữ làm gì nổi một bài thơ như thế. Nhưng tao có đọc một bài thơ của một thi sĩ Nhật Bản, giống hệt bài thơ của mày, và bài thơ Nhật cũng tựa đề là Tiếng thu.
Lưu Trọng Lư ngó Xuân Huy:
- Huy, mầy thấy thằng Vỹ nó điên không?
Huy bảo tôi:
- Bài thơ Nhật như thế nào?
- Mày muốn chép, tao đọc cho chép. Đây là một bài Tanka nổi tiếng:
Oku yama niTác giả là Sarumaru, thế kỉ VIII.
Momoji fumi wake
Naku shika no
Koe kiku toki zo
Aki wa kanashiki
Combien triste est l’automne- Karl Petit, trong quyển La poésie japonaise (Ed. Seghers) lại dịch đảo ngược lại, nhưng đúng theo nguyên văn bài thơ Nhật:
Quand j’entends la voix
Du cerf qui brame
En foulant et dispersant les feuuilles des érables
Dans les profondeurs de la Montagne.
Aux profondeurs de la MontagneDịch đúng nghĩa ra Việt văn:
Ecartant et foulant les feuilles d’érable
Le cerf brame
Et à l’entendre ainsi,
Ah! que l’automne m’est lourdement triste!
Trong núi rừng sâuBài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư!
Ta nghe tiếng xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Ôi buồn làm sao!
…Lưu Trọng Lư cãi liền:
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
…Tôi cười:
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ.
Partir c’est mourir un peuChỉ đổi động từ Partir thành Yêu mà thôi.
(Đi, là chết trong lòng một tí).