Chưa có đánh giá nào
Đăng ngày 13/10/2021 06:38, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 15/10/2021 08:31, số lượt xem: 718

Ngài là thái tử Trần khâm,
Sinh ra hấp thụ tinh anh trên đời.
Tướng người đạo mạo sáng tươi (1),
Kim Tiên, Kim Phật đương thời xứng danh (2).
Thông minh hiếu học tài năng,
Hôn nhân hạnh phúc chí hằng xuất gia.
Thánh Tông khuyên giải gần xa,
Lên ngôi nối nghiệp vua cha, Hiếu Hoàng (3).
Trước đòn đe doạ Nguyên bang,
Khuếch trương thương mãi nông tang nước nhà.
Sửa sang sông rạch bến phà (4),
Oan sai kiện tụng đem ra xử liền (5).
Đà Giang Giác Mật vỗ yên 6),
Dưng xây nhà học phủ Thiên Trường nhà (7).
Thơ văn Nôm chữ nước ta(8),
Đi đầu phát triển Nôm là Nguyễn Thuyên.
Tế văn cá sấu rất thiêng (9),
Nhân Tông ban họ cho liền Hàn Thuyên (10).
Ngoại giao cứng rắn với Nguyên,
Bình Than hội nghị phục quyền Khánh Dư (11).
Giúp Chiêm Thành đánh Toa Đô,
Nhân Tông phủ nhận trong thư gửi Tầu (12).
Vua sai phòng thủ tuyến sâu,
“Vườn không nhà trống” triệt đầu quân lương.
Rút về Thanh Hoá nhường đường (13),
Giặc càng ỷ mạnh khinh thường quân ta.
Nhiều năm chinh chiến đi xa,
Không quen thuỷ thổ thêm đà thiếu lương.
Quân ta tập kích bên sườn,
Thắng đồn A Lỗ, Chương Dương Độ liền (14),
Vua thân đánh trận Trường Yên,
Quân ta thắng trận quân Nguyên chết nhiều.
Tấn công Tây Kết, một chiều,
Toa Đô tử trận, thoát liều Mã Nhi (15).
Thăng Long giải phóng tức thì,
Vua Trần thắng giặc nhờ đi khỏi thành.
Dễ dàng hiệu triệu quân doanh,
Tiến quân chớp nhoáng lui nhanh giấu mình (16).
Ra ngoài kỳ kế thông minh,
Không còn sào huyệt, quân tình khó hay (17).
Hai năm sau giặc Nguyên này (18),
Đem quân thuỷ bộ tiến ngay đánh tràn.
Thăng Long Vạn Kiếp giặc càn,
Khánh Dư tập kích phá tan lương thuyền,
Giả hàng quân Việt lừa Nguyên,
Tấn công Vạn Kiếp giặc liền rút nhanh (19).
Lọt vào trận cọc Bạch Đằng,
Mã Nhi, Phàn Tiếp sa chân thế cùng (20).
Hai vua về phủ Long Hưng,
Lấm bùn ngựa đá, trùng phùng quân dân (21).
Từ đây quét sạch xâm lăng,
Nhân Tông truyển lại ngai vàng xuất gia.
Tu hành thập nhị đầu đà,
Trúc Lâm Đại sĩ hợp ba dòng thiền (22).
Trúc Lâm thiền phái đầu tiên,
Viễn du hoá độ tận Chiêm Thành về (23),
Chế Mân tiếp đãi chỉnh tề,
Hai châu Ô, Lý nhập về Việt Nam,
Huyền Trân duyên sánh Chế Mân,
Thấm nhuần Phật pháp-Thế gian hợp hoà (24).
Lạc quan, nhân cách vị tha,
Văn chương nhuần nhuyễn đậm đà chất thơ (25).

(1) Theo Đại Việt sử ký toàn thư (bộ quốc sử Đại Việt biên soạn năm 1479 thời Lê Thánh Tông), Trần Khâm ngay từ khi sinh ra đã được tinh anh thánh nhân, thuần tuý đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng.
(2) Thái thượng hoàng Trần Thái Tông đã gọi ông là Kim Tiên đồng tử (金仙童子).[1] Các sách Tam Tổ thực lục và Thánh đăng ngữ lục (đều ra đời vào khoảng thế kỷ XIV) chép biệt hiệu này là Kim Phật (金佛).
(3) Tuy ở ngôi thái tử và có hôn nhân hạnh phúc, Trần Khâm có chí hướng xuất gia theo Phật. Có lần, Trần Khâm nhân đêm khuya vượt thành đi vào núi Yên Tử ẩn tu, Trần Thánh Tông và hoàng hậu biết tin, sai quan quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô; Trần Khâm bèn miễn cưỡng nhận ngôi thái tử. ngày 8 tháng 11 năm 1278) Trần Khâm được cha truyền ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông tự xưng làm Hiếu Hoàng (孝皇)
(4) Mùa xuân năm 1284, Hoàng đế lại sai vét sông Tô Lịch nhằm biến sông này thành trục giao thông chính của kinh đô.
(5) Đỗ Khắc Chung có người em tên Đỗ Thiên Hư từng kiện cáo một người; dù Thiên Hư trái về cả tình lẫn lý nhưng viên quan xử án tỏ ra bênh vực. Người bị kiện thấy vua Trần Nhân Tông đang đi ngoài thành, bèn đón và kêu oan. Nhà vua cử ngay Chánh chưởng Nội thư hoả là Trần Hùng Thao kiêm chức Kiểm pháp quan để điều tra lại, cuối cùng Thiên Hư phải nhận sai.
6) Thủ lĩnh người Ngưu Hống tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy, Trần Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Trần Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hoá dân bản địa nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến.
(7) Về giáo dục, năm 1281, Trần Nhân Tông dựng nhà học ở phủ Thiên Trường (đất phát tích của hoàng triều, nay thuộc Nam Định)
(8) Từ đầu đời vua Nhân Tông, chữ Nôm bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm thơ văn ở Đại Việt.
(9) Năm 1282, khi có cá sấu tới sông Hồng, Vua sai Nguyễn Thuyên làm văn tế cá sấu thả xuống sông, cá sấu bỏ đi.
10) Nhà vua cho là Nguyễn Thuyên có tài như Hàn Dũ, mới đổi gọi là Hàn Thuyên.
(11) Khi thuyền Nhân Tông đỗ trên bến Bình Than, nhà vua nhìn thấy một chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái đội nón lá, mặc áo ngắn. Ông nhận ra Trần Khánh Dư. Nhà vua sai nội thị chèo thuyền đuổi theo, dẫn Trần Khánh Dư đến yết kiến. Vua Nhân Tông xuống chiếu tha tội Khánh Dư, phục chức Phó Đô tướng quân.
(12) Tháng 12 năm 1282, ông đã gửi 2 vạn quân cùng 500 chiến thuyền sang hỗ trợ người Chiêm chặn đánh cánh quân Nguyên của Toa Đô. Nhưng trong các văn thư gửi cho người Nguyên, Trần Nhân Tông một mực phủ nhận hành động này.
(13) Tránh thế giặc manh vua tôi nhà Trần bỏ Thăng Long rut về Thanh Hoá.
14) Các cánh quân Đại Việt đã liên tiếp đánh thắng quân Nguyên tại đồn A Lỗ (nơi gần điểm hợp lưu của sông Luộc với sông Hồng), cửa Hàm Tử (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương Độ (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội)
(15) Ngày 24 tháng 6, hai vua tấn công quân chủ lực của Toa Đô tại Tây Kết (Khoái Châu). Quân hai vua thắng to, chém chết Nguyên soái Toa Đô, bắt được hơn 5 vạn quân Nguyên, tịch thu một lượng lớn khí giới. Đến nửa đêm, Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá.
(16) Mỗi lần có tin báo quân Nguyên sang cướp, thì Vua thân hành ra ngoài trông coi quân thì dễ hiệu triệu thiên hạ. khích lệ lòng hăng hái của quân sĩ, chư tướng thì tiện việc tâu xin mệnh lệnh, tam quân thì vui lòng xông pha.
(17) Nếu nấp giữ ở trong thành, thì địch coi đó là sào huyệt, chúng sẽ chặn đường không cho vận lương đến, và giữ viện binh không vào được.
(18) Cuối năm 1286, Hốt Tất Liệt huy động 30 vạn quân và 500 thuyền chiến chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần 3.
(19) Hai vua Trần một mặt sai Hưng Ninh vương Quốc Tung đến giả vờ hẹn ngày đầu hàng để làm quân Nguyên mất cảnh giác, mặt khác cứ đến đêm lại tung quân đột kích vào Vạn Kiếp.
(20) Dưới sự chỉ huy trực tiếp của hai vua và Trần Quốc Tuấn, quân Đại Việt đã tiêu diệt toàn bộ cánh thuỷ quân Nguyên, bắt sống nhiều tướng lĩnh (trong đó có Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ) và tịch thu 400 thuyền chiến.
(21) Ngày 18 tháng 4, hai vua Trần về phủ Long Hưng (Thái Bình) và đưa các bại tướng của trận Bạch Đằng bị bắt đến trình diện trước lăng Trần Thái Tông. Tương truyền khi đó chân của các tượng ngựa đá trong lăng đều lấm bùn, như thể những vật này cũng vừa mới tham gia chiến đấu. Nhân Tông tức cảnh ngâm hai câu thơ rằng:[72][73][74]
Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng.
(22) Điều ngự đã hợp nhất 3 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông. vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm.
(23) Tháng 3 âm lịch năm 1301, Giác hoàng Điều ngự du hoá đến châu Bố Chính – một vùng đất địa đầu phía nam của Đại Việt – và dựng lên am Trì Kiến, Từ Bố Chính, ông sang Chiêm Thành và ở lại đây gần một năm.
(24) Lê Mạnh Thát cho rằng Trần Nhân Tông biết kết hợp lý tưởng Bồ-tát của Phật pháp với lý tưởng trượng phu của thế gian.
(25) Theo Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu trong Thơ văn Lý Trần, thơ Trần Nhân Tông mang tính chất “kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích đáng của một nghệ sĩ”.