Chưa có đánh giá nào
Đăng ngày 03/10/2021 06:42, số lượt xem: 387

Ba lần chiến thắng Nguyên Mông,
Giữ yên bờ cõi Lạc Hồng Việt Nam.
Kháng Nguyên một giữ ải quan (1),
Ngăn đà giặc tiến, bảo toàn quân dân.
Sửa sang vũ khí luyện quân,
Giấu kho lương thực, giặc cần trống không (2).
Vua Trần rút khỏi Thăng Long,
Giặc vào “vườn trống nhà không” hết rồi.
Giặc Nguyên mạnh kỵ binh thôi,
Không mang lương thực cướp thời khó thâu.
Phản công thắng Đông Bộ Đầu (3),
Quân Nguyên thua chạy về Tầu, Vân Nam.
Nguyên Mông nuôi mộng xâm lăng,
Lần hai lực lượng lại càng đông hơn.
Được phong Tiết Chế Đại Vương,
Trần Hưng Đạo đã tìm đường phản công.
Bình Than rồi tới Diên Hồng (4),
Nhà Trần hội ý tướng cùng nhân dân.
Luyện binh “Hịch Tướng Sĩ” quân (5),
Tinh thần chiến đấu quân dân ngút trời.
Phản công Hàm Tử thắng rồi (6),
Trường Yên, Vạn Kiếp, đến hồi Chương Dương,
Thăng Long trận cuối chiến trường.
Thoát Hoan rút chạy về đường Vân Nam.
Toa Đô, Ô Mã…(7) bất kham,
Toa Đô tử trận Thoát Hoan chui luồn.
Ống đồng để trốn về luôn (8),
Giặc Nguyên đại bại trên đường rút quân.
Lần ba giặc lại xâm lăng,
Thuỷ quân củng cố chở toàn quân lương.
Chín trăm thuyền chiến lên đường,
Chở mười bảy vạn thạch lương hậu cần.
Đem theo ba chục vạn quân,
Vua Trần, Hưng Đạo lui dần rút nhanh.
Bỏ Thăng Long, lui về Thanh (9),
Giặc chờ mệt mỏi, tiến hành phản công.
Khánh Dư tập kích Vân Đồn,
Thuyền lương mất sạch giặc trong hiễm nghèo.
Hoành hành dịch bệnh, đói meo,
Thoát Hoan đành phải nghe theo quân tình,
Vội vàng ra lệnh rút binh,
Quân ta tập kich địch tình hoang mang.
Bạch Đằng trận chiến kinh hoàng (10),
Mã Nhi bị bắt,Thoát Hoan tan hang (11).
Chiến tranh kết thúc huy hoàng,
Từ đây Nguyên chấm dứt màn xâm lăng.
Ba lần thắng giặc ngoại bang.
Giang san Đại Việt huy hoàng dài lâu.
Đại vương Hưng Đạo công đầu,
“Khoan thư dân lực, kế sâu gốc bền” (12).

(1) Tháng 9 (1257), vua Trần Thái Tông xuống chiếu: “lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thuỷ bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn” (Đại Việt sử ký toàn thư).
(2).Triều đình nhà Trần đã sớm ra lệnh cho người dân cất giấu hết lương thực trong các kho, khiến quân Mông Cổ không cướp được lương thực và dần bị suy yếu.
(3) Ngày 29 tháng 1, đích thân vua Trần Thái Tông cùng thái tử Trần Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) dẫn quân ngược sông Nhị tiến đánh Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên Mông rút chạy về Vân Nam.
(4) Hội nghị Bình Than do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào tháng 11 năm 1283[1] để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Mông Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. ở Bình Than, gần vũng Trần Xá
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long[1] do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý
(5) Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của quân sĩ.
(6) Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông Toa Đô bị thua to.
(7) Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa Đô và Ô Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị tướngĐại Việt Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hoá.
(8) Quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn. Khi về đến Tư Minh,
(9) Rời Thăng Long, lui về Thanh Hoá
(10) Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, thuỷ quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng, thấy thuỷ quân Việt liền đuổi đánh, song va phải các cọc ngầm và bị chặn lại. Quân Đại Việt từ khắp các hướng đổ ra đánh. Đích thân vua Trần và Trần Hưng Đạo cầm quân tham chiến.
(11) Tướng Trần là Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ.
(12) Lời Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần khi sắp lâm chung.