Chưa có đánh giá nào
Đăng ngày 11/10/2021 21:22, số lượt xem: 567

Công thần khai quốc Hậu Lê,
Tham gia khởi nghĩa thâu về giang sơn.
Trở thành mưu sĩ Lam Sơn,
“Bình Ngô sách” hiến, sở trường ngoại giao (1).
Trong quân tính kế bày mưu,
Giúp Lê thu phục lòng người đấu tranh (2).
Giành nền độc lập Việt thành,
“Bình Ngô đại cáo” vang danh muôn đời.
Xuất thân Nho giáo thiếu thời,
Trung quân ái quốc, giúp đời giúp dân.
Nghĩa nhân với giặc, tu thân (3),
Đạo trung đạo hiếu, thân dân làm đầu.
Mở đầu triều đại bền lâu (4),
Giúp hai vua Hậu Lê đầu trị an.
Toàn tài toàn đức trung cang,
Văn chương sự nghiệp lại càng vẻ vang.
“Quân trung từ mệnh tập” sang,
Ức Trai thi tập, thêm làn Quốc âm (5).
“Lam Sơn thực lục” xứng tầm.
Sử văn giá trị những năm kháng Tầu (6).
Sách “Dư địa chí” viết sau,
Cõi bờ Đại Việt định đâu rõ ràng (7).
Suốt đời tận tuỵ nghĩa nhân,
Không may Thị Lộ là nàng hầu ông.
Thái Tông kinh lý miền Đông,
Lệ chi viên Thị Lộ cùng theo chân.
Chẳng may vua bệnh từ trần (8),
Tru di tam tộc tội thần oan sai.
Thánh Tông đại xá sau này,
Tỏ lòng khoan hậu, không bày minh oan (9).
Theo dòng lịch sử thời gian,
Quốc gia dân tộc tri ân công người (10).

(1) Toàn việt thi lục của Lê Quý Đôn, cho rằng Nguyễn Trãi trao cho Lê Lợi Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh, sách nay không còn;[29] mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng.
(2) Nguyễn Trãi đề xuất một kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn. Ông dùng nước cơm trộn mật (hoặc mỡ) viết vào lá cây tám chữ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần (黎利為君, 阮廌為臣), nghĩa là Lê Lợi làm vua,Các tướng đề nghị sửa lại: Lê Lợi vi quân, bách tính vi thần (黎利為君, 百姓為 臣), nghĩa là Lê Lợi làm vua, trăm họ làm tôi. Thế là tin Lam Sơn khởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vào tương lai của nghĩa quân
(3) Vương Thông cùng đường phải xin hoà với quân Lam Sơn khi chưa được sự cho phép của triều đình Minh. Bất chấp sự phản đối của tướng lĩnh và dân chúng, Lê Lợi không những cho phép quân Minh được rút lui an toàn mà còn chu cấp vật tư như thuyền bè, tu sửa đường sá,... cho họ. theo lời cố vấn của Nguyễn Trãi.
(4) Nhà Hậu Lê do Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn Lê sơ (黎初; 1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đến khi Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc.
Giai đoạn Lê Trung Hưng (茹黎中興, 1533–1789): khởi đầu khi tướng Nguyễn Kim tôn phò Lê Duy Ninh, một người thuộc dòng dõi nhà Lê để khởi binh chống lại nhà Mạc đến khi Lê Chiêu Thống bỏ nước sang cầu viện Nhà Thanh đánh Tây Sơn.
(5) Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.
(6) “Lam Sơn thực lục” sách sử ghi lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
(7) Dư địa chí, thì tác phẩm được làm vào năm 1435, đồng thời cũng đã xác định bờ cõi của nước Đại Việt lúc bấy giờ.
(8) Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất.
(9) Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu đại xá cho Nguyễn Trãi,
(10) Ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hoá thế giới” và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.