Âm Dương cần thiết phải quân bình,
Vận động cánh tay một điển hình.
Tay duỗi ra nhờ cơ chủ tác,
Tay co nhờ đối tác cơ rinh (1).
Trong khi vận động nhờ trương lực,
Kiễm hãm bớt đà vươn quá mình (2).
Nhờ thế tay làm luôn chính xác,
Cũng như xe thắng điều hành trình (3).
(1): Nâng lên
(1),(2),(3): Mỗi cơ bắp đều được bố trí thành cặp đối lập một cơ gọi là chủ tác để thực hiện vận động theo một hướng và một cơ gọi là đối tác vận động ngược lại. Cơ làm cho cánh tay gấp lại là đối tác của cơ làm cho cánh tay duỗi ra và ngược lại, cơ làm cho cánh tay duỗi ra là chủ tác của cơ làm cho cánh tay gấp lại và ngược lại. Trong lúc cơ chủ tác vận động, thì trương lực (tình trạng căng hay giãn của bắp thịt) của cơ đối tác biến động theo để tạo một trở lực phù hợp với đòi hỏi của sự vận động. Nếu không có cơ đối tác căng lên để hảm lại bớt (tính Âm) thì cử động sẽ đột phát (tính Dương) không chính xác, mềm mại được, và ta không thể có khả năng sử dụng tay chân trong trong lao động sản xuất nhất là trong những thao tác cần sự tỉ mỉ khéo léo cần vận hành hai loại cơ này song hành nhau liên tục, cũng giống như một chiếc xe không có thắng (phanh) không ai có thể điều khiển chạy an toàn được có thể chỉ chạy được một đoạn đường rồi gặp chướng ngại là gây tai nạn ngay.