Lê Ấm (?-1976) là giáo sư, nhân sĩ yêu nước quê làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học truyền thống, con trai cử nhân Lê Tự, con rể chí sĩ Phan Chu Trinh (vợ ông là bà Phan Thị Châu Liên, ái nữ của Phan Chu Trinh). Thuở nhỏ ông học chữ Hán với thân phụ tại các trường trong huyện, đến năm 16 tuổi mới theo Tây học. Năm 1922, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, sau đó được bổ về dạy tại Trường Quốc học Vinh, năm 1924 chuyển về Trường Quốc tử giám (Huế). Năm 1928, đổi về Trường Quốc học Quy Nhơn (Bình Định) cho đến năm 1945.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông được vua Bảo Đại mời (cùng 13 vị khác) về Huế bàn việc “chiêu tập nhân tài” trong việc thành lập một chính phủ mới. Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim thành lập (1945), ông được mời tham chính (thời gian này ông có chân trong Uỷ ban Quốc dân tỉnh Bình Định), đến năm 1954, Ngô Đình Diệm có lúc đánh tiếng mời ông tham gia Quốc hội Sài Gòn, ông đều từ chối.
Ông là người có công giữ gìn, bảo quản được hầu hết di cảo, cũng như trong việc biên soạn, dịch thuật, xuất bản một phần di cảo của nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Ông cũng là người có mối quan hệ đặc biệt với các chí sĩ Phan Chu Trinh, Lê Văn Huân, Huỳnh Thúc Kháng... và hỗ trợ các nhà hoạt động cách mạng chống Pháp. Ông qua đời ngày 9 tháng 12 năm 1976 tại nhà thờ Phan Chu Trinh tại Đà Nẵng, thọ 79 tuổi.
Lê Ấm (?-1976) là giáo sư, nhân sĩ yêu nước quê làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học truyền thống, con trai cử nhân Lê Tự, con rể chí sĩ Phan Chu Trinh (vợ ông là bà Phan Thị Châu Liên, ái nữ của Phan Chu Trinh). Thuở nhỏ ông học chữ Hán với thân phụ tại các trường trong huyện, đến năm 16 tuổi mới theo Tây học. Năm 1922, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, sau đó được bổ về dạy tại Trường Quốc học Vinh, năm 1924 chuyển về Trường Quốc tử giám (Huế). Năm 1928, đổi về Trường Quốc học Quy Nhơn (Bình Định) cho đến năm 1945.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông được vua Bảo Đại mời (cùng 13 vị khác) về Huế bàn việc “chiêu tập nhân tài” trong việc thành lập một chính phủ mới. Sau khi chính phủ Trần…
Thơ dịch tác giả khác