☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
4 bài thơ
Do nguồn cảm hứng về câu chuyện nhà Trần gả Huyền Chân công chúa sang Chiêm Thành, một hoặc một số văn nhân đời Trần đã dụng công sáng tác một tập thơ Đường luật thất ngôn gồm 39 bài bát cú và 10 bài tứ tuyệt mượn đề tài là truyện nàng Vương Tường (Vương Chiêu Quân) đi cống Hồ đời Hán bên Tàu để tỏ ý thiện cảm với công chúa Huyền Trân phải “nước non ngàn dặm ra đi” và châm biếm, chê trách triều thần nhà Trần đã gây nên câu chuyện não nùng chua xót đó. Ðó là những áng thơ hay, có giá trị văn học từ thời nhà Trần còn để lại song song với truyện Trinh thử và Nghĩa sĩ truyện.
Vương Tường là tên tự, tức Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế. Ngày xưa, khi một người con gái được tuyển vào cung làm cung nữ, có người thợ vẽ vẽ hình cung nữ để dâng lên vua xem vì cung nữ đông lắm, vua không sao gặp hết. Đời Hán Nguyên Đế, người thợ vẽ tên là Mao Diên Thọ ăn hối lộ. Cung nữ nào đút tiền lo lót cho ông ta, ông mới vẽ cho đẹp để được vua vời tới. Vương Tường nghĩ mình đẹp, không cần hối lộ cho thợ vẽ. Mao Diên Thọ trả thù bèn chấm vào dưới mắt Vương Tường một nút ruồi; tướng số thường gọi là “thương phu trích lệ” (thương có nghĩa là chết yểu). Người nào có tướng như thế nầy đàn ông không nên liên quan tới vì có thể bị chết non. Khi chúa Thiền Vu xứ Hung Nô, phía Bắc Trung Hoa, cầu hoà và đòi vua nhà Hán gả cho ông ta một người con gái đẹp Trung Quốc, vua bèn chọn Vương Tường. Có phải vua Hán cũng muốn cho chúa Thiền Vu lấy nhằm một người có số “thương phu trích lệ” mà chết cho sớm để nước Tàu được yên. Trước khi lên đường lên phía Bắc, Vương Tường diện kiến vua Hán. Vua Hán thấy Vương Tường đẹp quá mà lại không có nốt ruồi “thương phu trích lệ” như trong hình vẽ, bèn ngần ngại không muốn gả cho chúa Hung Nô. Triều thần khuyên can, vua Hán mới cho đi. Trước khi Vương Tường bái biệt, nhà vua làm bài thơ nầy để dụ Vương Tường. Tuy nhiên, khi tới biên giới Trung Hoa và Hung Nô, Chiêu Quân đánh một khúc đàn tỳ bà rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Chiêu Quân có tài đàn tỳ bà rất hay, ngày sau còn nhiều người nhắc tới. Truyện Kiều có câu: “Quá quan này khúc Chiêu Quân, Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia” là lấy tích “Chiêu Quân cống Hồ”.
Do nguồn cảm hứng về câu chuyện nhà Trần gả Huyền Chân công chúa sang Chiêm Thành, một hoặc một số văn nhân đời Trần đã dụng công sáng tác một tập thơ Đường luật thất ngôn gồm 39 bài bát cú và 10 bài tứ tuyệt mượn đề tài là truyện nàng Vương Tường (Vương Chiêu Quân) đi cống Hồ đời Hán bên Tàu để tỏ ý thiện cảm với công chúa Huyền Trân phải “nước non ngàn dặm ra đi” và châm biếm, chê trách triều thần nhà Trần đã gây nên câu chuyện não nùng chua xót đó. Ðó là những áng thơ hay, có giá trị văn học từ thời nhà Trần còn để lại song song với truyện Trinh thử và Nghĩa sĩ truyện.
Vương Tường là tên tự, tức Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế. Ngày xưa, khi một người con gái được tuyển vào cung làm cung nữ, có người thợ vẽ vẽ hình cung nữ để dâng lên vua xem vì cung nữ đông lắm,…