Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về hôn nhân, vợ chồng
Đăng bởi tôn tiền tử vào 03/03/2015 14:55
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 05/07/2019 23:32
Bài ca dao đã nói lên toàn bộ một câu chuyện tình đẹp nhưng kết thúc không có hậu. Trong kho tàng văn học Việt Nam, những tác phẩm ca dao dân ca thường dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, bởi nó gắn liền với cuộc sống chân thực của con người, nó là những tình cảm lứa đôi cao đẹp trong sáng.
Bài ca dao đã miêu tả lại khung cảnh mà nhân vật trữ tình đã từng gắn bó, đã từng thiết tha, không thể là nơi nào khác ngoài mảnh đất miền Trung với những phương ngữ rất dễ nhận biết như: từ “còn lựa” nghĩa là “còn đó” và “mô” nghĩa là “đâu”.
Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để nói lên vẻ đẹp trong câu chuyện tình của đôi trái gái, và cũng là nỗi buồn khi đôi trai gái phải xa nhau. Những loại ẩn dụ này đã trở nên quá quen thuộc trong dân ca Việt Nam khiến nó trở nên những hình ảnh ước lệ rất tượng trưng mà người đọc khi nghe nhắc tới chứng đều liên tưởng được ngay một cuộc tình giữa trai và gái. Con thuyền có nét nghĩa chỉ sự đi lại tự do và vì thế mà chủ động, thường là hình ảnh nói về chàng trai và “cây đa”, “bến nước” là những vật đứng yên, không chủ động được trong tình cảm, lại thường nói về người phụ nữ. Có lẽ do quan hệ tế nhị về giới tính và cũng do chế độ hôn nhân phong kiến đã hình thành một nếp liên tưởng tự nhiên có từ lâu đời trong văn học thế này rồi chăng?
Có rất nhiều bài ca dao nói về tình yêu, phần lớn đếu là những câu chuyện buồn, phải xa cách.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?Cũng một ý tương tự như trên, cô gái ví mình là:
Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.
Cây đa cũ, bến đò xưaSo với bài ca dao trên, những hình ảnh truyền thống vẫn không hề thay đổi, cũng “cây đa”, “bến cũ”, cũng là “con đò”... Nhưng nhân vật trữ tình thì lại khác. Không phải là cô gái mà là lời của chàng trai. Nói đúng hơn là lời của người trai. Bởi trong quá khứ, chàng đã rời xứ sở ra đi và nay trở về, mới thốt ra được những câu tuyệt diệu để ngụ tâm tình của mình:
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ
Ngẩn ngơ trăm mối bên lòngChàng trai đang tâm sự với chính minh mà thôi, đang buồn đau cho mối tình của mình. Con người của hôm nay gặp lại con người của quá khứ, gặp lại những vàng son của kỉ niệm đã qua rồi là “cây đa, bến cũ, con đò”. Ba hình ảnh ấy tượng trưng, là ẩn dụ, gần như không cần bàn cãi. Nhưng liệu đó có phải là ba hình ảnh có thực, đang hiện ra trước mắt người là về bến sông chờ một chuyến dò sang để thăm lại quê nhà, thăm lại dấu tích cũ? Trăm năm đành lỗi hẹn hò.
Ngày đi, em chửa có chồng,Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận thấy chàng trai của bài ca dao mà chúng ta đang đọc đã “đành” ngậm ngùi phải xa quê để lỡ cuộc trăm năm. Cuộc ra đi ấy dường như là bắt buộc, cho nên “đành” có lỗi với tình yêu, “đành” có lỗi với những cuộc hẹn hò, mà hơn một lần, cả anh cả ả đã thề thốt trăm năm! Câu ca dao mở đầu với từ “đành” nghiệt ngã đã gợi trong ta một nỗi đau xoáy sâu, một nỗi đau không cần phải bọc kín, nó trần trụi buốt nhói trong tim của chàng trai.
Ngày về, em đã tay bỗng tay mang.
Cây đa bến cũ còn lưaVâng, cây đa bến cũ - những kỉ niệm ngày xưa vẫn còn đó. Thế nhưng “con đò khác” đã thay “con đò xưa”.
Con đò năm ngoái, năm xưa mô rồi?...“Năm ngoái” - thời gian mới đây, khi trở về, cô gái vẫn là của chàng đấy ư? Tại sao cái “năm xưa” lại được chỉ đặt ra ở sau câu thơ, gây ra một nỗi buồn hun hút?