Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về con người, xã hội
Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao răn dạy, khuyên nhủ
Đăng bởi Nguyên Minh vào 31/10/2008 06:56, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi sabina_mller vào 31/10/2008 07:40
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/06/2019 11:28
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm,..và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho câu tục ngữ của thế hệ trước:
Bầu ơi thương lấy bí cùngCó lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí”, đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, ‘chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu,..Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/06/2019 11:31
Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng tương thân tương ái, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đó là truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý ngàn đời của nhân dân ta. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là ở kho tàng văn học dân gian với nhiều câu tục ngữ, ca dao bắt đầu từ nguồn mạch ấy. Câu ca dao dưới đây là một ví dụ điển hình nhất:
Bầu ơi thương lấy bí cùngĐể gửi gắm lời khuyên cho thế hệ mai sau về tình yêu thương, sự che chở, đùm bọc nhau, cha ông ta đã sử dụng hai hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc là “bầu” và bí. “Bầu”, “bí” vốn là tên hai loại cây thân leo được trồng để lấy quả rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. “Bầu” và “bí” mặc dù khác nhau về giống nhưng do cùng là thân leo lại có chung những đặc điểm thích nghi nên chúng thường được trồng cùng với nhau, có nghĩa là “chung một giàn”. Vậy tại sao “bầu” và “bí” “khác giống” nhưng phải thương lấy nhau. Câu trả lời là bởi vì chúng cùng ở “chung một giàn” tức là chung nhau địa điểm, không gian. Chúng cùng chịu những tác động như nhau từ điều kiện khí hậu cho đến đất đai, nguồn nước. Như vậy, hoàn cảnh sống của chúng là hoàn toàn giống nhau, chúng là những kẻ cùng chung cảnh ngộ. Bầu khô cằn thì bí cũng chẳng thể tươi xanh, bí phải chết rũ thì bầu cũng sẽ không thể sống tiếp. Chính vì vậy, bầu thương bí cũng chính là thương mình!
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhiễu điều phủ lấy giá gươnghay:
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ai ơi nhớ lấy câu nàyLịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta thưở trước là minh chứng lớn lao nhất cho điều này. Nếu không có tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau thì sẽ chẳng bao giờ có những tấm gương kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh thân mình vì tổ quốc; dân tộc ta cũng không thể đánh bại các cường quốc hùng mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền nước nhà. Và tất nhiên, nếu không có phép màu của sự đồng lòng, bao bọc lẫn nhau, Việt Nam chỉ là một thuộc địa nhỏ bé, con dân nước Nam, không riêng người nào, chỉ là những kẻ nô lệ mà thôi.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau