Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về tình yêu, đôi lứa
Đăng bởi Hoa Phong Lan vào 24/09/2007 14:41, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 07/12/2019 01:17
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Ước gì sông ‡ hẹp một gang,
Bắc cầu dải yếm ‡ cho chàng sang chơi.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 01/07/2019 17:26
Bài ca là lời của cô gái, bày tỏ một ước mơ trong tình yêu đôi lứa. Chỉ có hai câu lục bát mà đủ diễn tả một tình yêu thiết tha, mãnh liệt.
Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhưng có hề gì, “yêu nhau mấy núi sông cũng trèo”- Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”! Tuy nhiên, “lội” cũng là một sự khó khăn rồi: Nếu “bắc cầu” thì lứa đôi gặp gỡ sẽ dễ dàng hơn. Cho nên cô gái “ước gì sông rộng một gang”. Sông mà rộng chỉ một gang, cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lí thú vị. Vô lí cho nên mới phải “ước”. Sự vô lí trong điều mơ ước diễn tả điều có lí của tình yêu. Sông chỉ một gang thì cô gái mới có thể “bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.
Cây cầu dải yếm là một hình tượng đặc sắc của bài ca. Cây cầu là một trong những mô-típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình dân Việt Nam. Mô-típ này xuất phát từ cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào mà chẳng có sông rạch, chẳng có một chiếc cầu. cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hò hẹn của trai gái. cầu đi vào ca dao,, trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu. Người bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc qua sông. Không phải là cầu tre, cầu gỗ, những chiếc cầu này độc đáo hơn nhiều. Khi thì là cành hồng.
Hai ta cách một con sông,Khi thì là cành trầm:
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
Cách nhau có một con đầm,Lạ hơn nữa là cái cầu - mồng tơi:
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.
Cành trầm lá dọc lá ngang,
Đố người bên ấy bước sang cành trầm.
Gần đây mà chẳng sang chơi,Đến bài ca này, cái cầu dải yếm lại càng lạ hơn nữa. Đây mới đúng là cái cầu của người con gái chủ động bắc cho người mình yêu, nó vượt qua mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến ngày xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt, và cũng thật trữ tình, ý nhị, bởi nó là cái dải yếm, cái vật mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình người con gái, trở thành biểu tượng riêng của người con gái. Người con gái muốn dùng cái vật thân thiết, gần gũi nhất của mình để bắc cầu mời mọc người mình yêu. Cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi còn là những cái bên ngoài, còn dải yếm là cái bên trong. Cho nên cái cầu - dải yểm mới thật chân tình, táo bạo, và trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. Cái dải yếm bình thường đi vào bài ca bỗng trở thành đầy chất thơ của tình yêu.
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Sợ rằng chàng chả đi cầu,
Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 01/07/2019 17:29
Sống ở đời ai mà chẳng có những ước ao này nọ, đặc biệt khi yêu, người ta ước càng nhiều và có những điều ước xem chừng rất phi lí. Thì cũng bình thường và dễ cảm thông thôi. Mơ mộng một tí trong tình yêu chỉ làm cho tình yêu có thêm hương vị ngọt ngào. Đừng tước mất của tình yêu chút mơ mộng ấy. Người bình dân Việt Nam xưa rất hiểu điều này. Họ đã sáng tạo và lưu giữ cho ta rất nhiều bài ca dao thể hiện những điều ước đẹp đẽ, làm cho vốn tinh thần của ta thêm giàu có và sự liên tưởng, tưởng tượng của ta không bao giờ bị thui chột, cho dù cuộc sống có khó khăn, vất vả thế nào.
Chỉ với hai dòng lục bát, bài ca dao đã thể hiện được khá nhiều nét tâm lí đặc trưng của kẻ đang yêu, đặc biệt là những cô gái. Cũng phải thôi khi bài ca dao chính là lời của họ. Ta nhận ra ở đây vừa sự khao khát táo bạo vừa sự mềm mại dịu dàng, bên cạnh chút bỡn cợt, hài hước là sự chu đáo, tận tình không thể chê vào đâu được.
Ước gì sông rộng một gang,“Ước gì sông rộng một gang” - đòi hỏi phi lí quá! Nhưng có thật là nó phi lí? Nếu thực tế có sông rộng một gang thì cần gì phải ước! Người ta chỉ ước về một điều không thể, khó hoặc chưa thể xảy ra. Vậy ước như cô gái đã ước là có lí chứ! Giả định có một ai đó hoạnh hoẹ, bắt bẻ, hẳn nhân vật trữ tình có thể biện bạch như trên. Nhưng thôi, hãy ngừng việc vặn vẹo để xem cô gái ước như thế vì lẽ gì. Đơn giản thôi, nếu sông rộng một gang thì cô mới có cơ hội mời được người yêu của mình sang chơi, qua chiếc cầu cô vừa bắc bằng dải yếm. Rõ là oái oăm, sao lại cầu bằng dải yếm? Thì “vật liệu” bắc cầu sẵn có đó thôi, cần gì phải tìm kiếm đâu xa. Vả lại, mời chàng sang chơi cơ mà. Tôi phải làm sao thể hiện được thịnh tình của mình chứ. Cái dải yếm vốn gắn bó như một với con người tôi, hẳn không còn có vật liệu bắc cầu nào trân quý và vừa vặn hơn nó nữa...
Bắc cấu dải yếm để chàng sang chơi.