Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về con người, xã hội
Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao răn dạy, khuyên nhủ
Đăng bởi Nguyên Minh vào 31/10/2008 06:54, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 15/12/2019 01:19
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Có nơi còn chép thêm các câu sau:
Người trong một nước ‡ phải thương nhau cùng.
Phu thê trong nghĩa tương phùng,
Chăn loan gối quế rấp lòng chờ ai.
Tấm đá hoa ghi tạc để đời.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 16/12/2019 01:03
Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu ca dao này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Thành công, thành công, đại thành công.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 16/12/2019 01:04
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 16/12/2019 01:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biểu là câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,“Giá gương” là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Ai về Phú Thọ cùng ta,Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc, Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng “hạt muối cắn đôi” với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.