Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.


[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công” (1)

Ca dao – dân ca là tiếng nói tâm tình của người lao động. Bên cạnh những bài thể hiện đời sống tình cảm phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc của hộ, tiêu biểu là bài sau đây:

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cây còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng.
Người nông dân nghĩ sao nói vậy, thật giản dị, mộc mạc, tự nhiên. Nhưng chính điều đó lại tạo nên sự cảm động chân thành, sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Ý thơ thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, trông mong nhiều bề, mong sao mưa thuận gió hoà, mọi sự bình an.

Tục ngữ cổ câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm mạ xuống ruộng cho đến khi mang lúa về nhà, người nông dân phải làm bao nhiêu công việc vất vả, cực nhọc, phải tính toán, trăn trở mọi lẽ. Nhiều khi lúa đã chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.

Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, có thể cho rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa mình với những người thợ cấy khác.
Người ta đì cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Đi cấy lấy công là đi cấy thuê cho người khác để lấy tiền công. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng, có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm… (Tục ngữ). Còn mình thì đi cấy trên ruộng của nhà mình. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Và sự trông mong, lo lắng nhiều bề cùng xuất phát từ đây. Người thợ cấy tự hào phân biệt “tôi” khác với “người ta” ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc mình làm với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

Hai từ trông và bề ở câu thứ hai thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng đúng nơi đúng lúc. Trông ở đây vừa có nghĩa quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hy vọng. Bề ở đây cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian có thể nhìn bằng mắt (trời, đất, mây), vừa chỉ cái vô hình có thể trông, nhìn hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng (nỗi lo thiên tai niềm vui được mùa..)

Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần mỗi nghĩa cụ thể khác nhau. Do đó, tuy lặp lại nhiều lần nhưng nghe vẫn thấy mới mẻ, sống động, không nhàm chán.

Ở câu đầu: Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề từ trông mang ý nghĩa khái quát gắn liền với từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh người nông dân có cách suy nghĩ, nhìn nhận về công việc rất thấu đáo. Đây chính là chủ đề của bài thơ.

Hình ảnh ấy lại được tiếp tục khắc hoạ rõ nét ở những câu sau. Đặc biệt là ở hai câu giữa bài với 7 từ trông gắn liền với 7 đối tượng cụ thể khác nhau (trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày đêm) trong bối cảnh rộng lớn là không gian và thời gian:
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Các từ trông trên đây đều cổ thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ có một sắc thái biểu cảm khác nhau.

Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ trông có nghĩa là nhìn, quan sát và theo dõi liên tục những thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu dưới: Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông còn có nghĩa là mong mỏi. Mong sao mưa thuận gió hoà cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nhọc nhằn và chứa chan hy vọng. Đến hai câu cuối thì từ trông hoàn toàn biểu hiện niềm hy vọng, cầu mong tha thiết:
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ ý chí và sức khoẻ con người cùng sự an toàn của người lao động, nhất là những người phải xông pha trong công việc gian nan vất vả thường ngày để có niềm vui, niềm tin vào cuộc sống.

Trời êm, bể lặng cũng là một thành ngữ biểu hiện sự thuận hoà của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống (xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp)…

Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng khâm phục và đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người thợ cấy nói riêng và của người nông dân nói chung. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời:
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người làm ruộng trước công việc của họ, khó tìm thấy một bài vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm súc như bài này.


(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)
tửu tận tình do tại
113.45
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công” (2)

Trong ca dao – dân ca, bên cạnh những bài phản ánh đời sông tinh thần phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc quen thuộc hằng ngày. Bài ca dao sau đây là một ví dụ tiêu biểu:

Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Nghĩ sao nói vậy, giản dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng chính những cái đó lại tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng trong công việc của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Nội dung bài ca dao thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm môi lo toan và thầm mong mưa thuận gió hoà để có được một mùa lúa tốt.

Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm cây mạ xuống ruộng cho đến khi gánh lúa về nhà, người nông dân phải làm bao công việc vất vả, cực nhọc; phải tính toán, trăn trở mọi bề. Nhiều khi lúa chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.

Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, ta có thể đoán rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay lam hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa việc đi cấy của mình với những người thợ cấy khác:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Đi cấy lấy công tức là đi cấy thuê. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là phủi tay, chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng. Có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm… (Tục ngữ).

Còn mình thì đi cấy trên ruộng nhà. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Vì thế mà sự trông mong, lo lắng nhiều bề cũng xuất phát từ đây. Tôi khác với người ta ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

Hai từ trông và bề ở câu thứ 2 thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng rất chính xác. Từ trông vừa có nghĩa là quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hi vọng. Từ bề cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian (trời, đất, mây), vừa chỉ cái vô hình như nỗi mong đợi, ao ước hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng (nỗi lo thiên tai, niềm vui được mùa)…

Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trồng được dùng đến 9 lần, mỗi lần một nghĩa khác nhau.

Ở câu thứ hai: Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, nghĩa của từ trông gắn liền với nghĩa của từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh một phụ nữ nông dân có tầm suy nghĩ, nhìn nhận công việc rất thấu đáo. Hình ảnh ấy sẽ được tiếp tục khắc hoạ rõ nét ở những câu sau. Đặc biệt là hai câu giữa bài với 7 từ trông gắn liền với 7 đối tượng cụ thể khác nhau (trời, đất, mây, mưa, gió, ngày, đêm) trong bối cảnh rộng lớn của không gian và thời gian:
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ mang một sắc thái biểu cảm khác nhau.

Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ trông có nghĩa là quan sát và theo dõi liên tục sự thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu: Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đềm, từ trông lại có nghĩa là cầu mong. Mong sao mưa thuận gió hoà cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nỗi nhọc nhằn và chứa chan hi vọng. Đến hai câu cuối bài thì từ trông rõ ràng mang ý nghĩa là niềm hi vọng, là ước mong tha thiết:
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ sức mạnh và ý chí của con người, nhất là những người phải xông pha những công việc gian nan vất vả, thậm chí hiểm nguy. Trông cho chân cứng đá mềm nghĩa,là mong sao cho bản thân có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có được niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.

Trời êm, biển lặng cũng là thành ngữ biểu hiện sự thuận hoà của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống (xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp)…

Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người nông dân. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc, khó tìm thấy bài nào vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm sục ý nghĩa như bài này.

tửu tận tình do tại
54.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Một tầng ý nghĩa khác?

Hàm ý bài thơ là đi cấy không chỉ cần biết cấy, còn phải biết đủ các thứ khác như trời, đất, mưa gió... ?
Nếu chỉ đi cấy lấy công như người ta thì sẽ chỉ như người ta
Nếu biết thêm các thứ khác có liên quan đến đi cấy thì sẽ hơn người ta ?

54.40
Trả lời