Khổng Dương (1921-1947) tên thật là Trương Văn Hai, sinh quán huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân nông dân, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tái giá, nên ông thuở niên thiếu ông sống với người cha nuôi là ông Tám Dâu, học chữ Pháp từ bậc sơ học ở trường tư của địa phương rồi lên Cần Thơ học cấp trung học ở Trường Bassac (cũng trường tư), rồi ra học ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội. Tháng 11-1946, Dương Tử Giang ra tuần báo
Văn hoá, mời ông vào bộ biên tập.
Tháng 3-1947, ông về quê nhà để theo kháng chiến, có một người bạn cùng đi. Hai tháng sau, người bạn trở lại Sài Gòn một mình, báo tin rằng ông bị quân đội Pháp bắn chết khi trên đường về thăm quê. Hôm ấy, một đoàn người có Khổng Dương ngồi trên một chiếc thuyền lướt trên con rạch Xẻo Rô, tỉnh Long Xuyên (sau là An Giang). Bỗng máy bay Pháp xuất hiện, tất cả nhảy xuống sông, bơi vào bờ, có cây che khuất, trừ Khổng Dương. Vì bơi không giỏi nên ông không nhảy xuống sông mà núp trong khoang thuyền, ông bị máy bay bắn trọng thương ở chân, sau đó trút hơi thở cuối cùng. Đoàn người chôn ông bên bờ rạch ấy, có đánh dấu, định ngày hoà bình sẽ trở lại tìm mộ ông. Người bạn đó sau cũng từ trần, mộ Khổng Dương ở đâu, bạn bè thân quen không ai biết. Có người bảo rằng chính ông đã trối lại qua bài thơ ông giã biệt bạn bè:
Một thuở ra đi là vĩnh biệt,
Ngàn năm mộ cổ gió trăng qua.
Thơ của ông nhẹ nhàng, theo phong cách lãng mạn, dễ gây xúc động, dịu ngọt về tình yêu và tha thiết với quê hương, được bạn đọc tiếp nhận với nhiều cảm tình. Khổng Dương xuất bản tập thơ đầu tay
Ly tao năm 14 tuổi với lời tựa của Thương Tân Thị (Phan Quốc Quang, khi đó là giáo viên dạy Việt văn Trường Bassac). Kế tiếp, ông viết bài cho báo
Bạn trẻ mà chủ bút là Thành Kỉnh (Thẩm Thệ Hà). Ông còn có thơ đăng trên
Tiểu thuyết thứ bảy,
Mới,
Trung Bắc chủ nhật,
Văn hoá,
Tổng xã báo,
Đông Dương tạp chí, và tập văn
Cứu lấy thanh niên.
Khổng Dương (1921-1947) tên thật là Trương Văn Hai, sinh quán huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân nông dân, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tái giá, nên ông thuở niên thiếu ông sống với người cha nuôi là ông Tám Dâu, học chữ Pháp từ bậc sơ học ở trường tư của địa phương rồi lên Cần Thơ học cấp trung học ở Trường Bassac (cũng trường tư), rồi ra học ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội. Tháng 11-1946, Dương Tử Giang ra tuần báo Văn hoá, mời ông vào bộ biên tập.
Tháng 3-1947, ông về quê nhà để theo kháng chiến, có một người bạn cùng đi. Hai tháng sau, người bạn trở lại Sài Gòn một mình, báo tin rằng ông bị quân đội Pháp bắn chết khi trên đường về thăm quê. Hôm ấy, một đoàn người có Khổng Dương ngồi trên một chiếc thuyền lướt trên con rạch Xẻo Rô, tỉnh Long Xuyên (sau là An Giang). Bỗng máy bay Pháp…