☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Nước:
Hàn Quốc1 bài thơ
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Có 1 tác giả khác cùng tên:
Jeong Hoon 정훈 (1911-1992) tên chữ Hán là Đinh Huân 丁薰, là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn Hàn Quốc, sinh ở Eunhaeng-dong, Daejeon thuộc tỉnh Chungcheong-do, mất tại quê nhà. Năm 1940, ông tốt nghiệp Văn khoa tại Đại học Minh Trị (Nhật Bản). Năm 1949, Jeong Hoon ra mắt giới văn học Hàn Quốc với tuyển tập thơ đầu tiên. Ông được coi là một trong những nhà thơ địa phương tiêu biểu của vùng Daejeon cùng với các nhà thơ Park Yong-rae 박용래 (Phác Long Lai 朴龍來, 1925-1980) và Han Seong-gi 한성기 (Hàn Tính Kỳ 韓性祺, 1923-1984).
Ông sinh ra và lớn lên ở Daejeon, dùng ngôn ngữ địa phương để nói lên những cảm xúc của những người nông dân đồng hương ở đây. Ngay từ khi còn học trung học, ông đã tiếp xúc với thể thơ sijo truyền thống của Hàn Quốc và thơ tự do. Hai thể thơ này được Jeong Hoon sử dụng rất nhuần nhuyễn trong suốt sự nghiệp thi ca của mình. Dù là thơ sijo hay thơ tự do, ngôn ngữ thơ của Jeong Hoon rất trong sáng và đẹp đẽ. Ông hết sức kiệm lời, và thể hiện rất tinh tế mọi cảm xúc bằng số lượng từ ngữ tối thiểu. Ông cố gắng thể hiện chất trữ tình Hàn Quốc thuần tuý bằng các chất liệu Hàn Quốc, ví dụ như lối ẩn dụ trong văn học dân gian.
Sinh thời, ông đã công bố 5 tuyển tập thơ và 2 tuyển tập sijo. Sau khi ông qua đời, tác phẩm của ông tiếp tục được in trong một tuyển tập thơ (Di cảo, 2002) và 1 tuyển tập sijo (2000).
Jeong Hoon 정훈 (1911-1992) tên chữ Hán là Đinh Huân 丁薰, là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn Hàn Quốc, sinh ở Eunhaeng-dong, Daejeon thuộc tỉnh Chungcheong-do, mất tại quê nhà. Năm 1940, ông tốt nghiệp Văn khoa tại Đại học Minh Trị (Nhật Bản). Năm 1949, Jeong Hoon ra mắt giới văn học Hàn Quốc với tuyển tập thơ đầu tiên. Ông được coi là một trong những nhà thơ địa phương tiêu biểu của vùng Daejeon cùng với các nhà thơ Park Yong-rae 박용래 (Phác Long Lai 朴龍來, 1925-1980) và Han Seong-gi 한성기 (Hàn Tính Kỳ 韓性祺, 1923-1984).
Ông sinh ra và lớn lên ở Daejeon, dùng ngôn ngữ địa phương để nói lên những cảm xúc của những người nông dân đồng hương ở đây. Ngay từ khi còn học trung học, ông đã tiếp xúc với thể thơ sijo truyền thống của Hàn Quốc và thơ tự do. Hai thể thơ này được Jeong Hoon sử dụng rất nhuần nhuyễn…