Đăng bởi Niê A Dũng vào 02/09/2024 02:14
1. Có một điều gì đó hết sức lạ lùng, hầu như những ai đã se duyên với văn chương, dù đã viết những gì, đến một lúc nào đó, họ lại rẽ ngang vào thế giới thần tiên của con trẻ. Có người tìm đến và gặt hái được những câu thơ trong trẻo đầu mùa. Nhà thơ Hoa Mai với tập thơ Hoa thơm tay bé là một trường hợp. Sau tập Khoảng trời của ngoại, đây là một bước tiếp nối, có thể gợi mở ra nhiều thú vị cho người yêu thơ. Những câu thơ ấy đã cho bạn đọc thấy được sự tinh tế ẩn sâu trong từng con chữ.
Nói như thế, bởi tôi nghĩ rằng, khi viết cho người lớn, có lúc chúng ta không nhất thiết “úp mở”, “nói xa nói gần”, cứ nói như vốn có. Thế nhưng với trẻ em lại khác. Tâm hồn lụa mới. Suy nghĩ tinh khôi. Con mắt biết cười và nhìn lấy thế giới chung quanh rất đỗi chân thật, chưa nhìn qua một lăng kính nào khác. Vì lẽ ấy, ta phải chọn lấy cách nói như thế nào mà con trẻ có thể tiếp nhận; thú vị hơn nữa, vẫn là biết nói như cách nói mà con trẻ đã nghĩ, đã nói. Với tất cả những gì đã cảm nhận về thơ thiếu nhi, tôi nhận ra rằng, những bài thơ hay viết cho các em cần nhất vẫn là sự tinh tế.
2. Hết sức yên tâm khi tôi đã tìm được trong tập thơ này, có nhiều lúc thể hiện cực kỳ trẻ con. Rất trẻ con. Phải có cái nhìn trẻ con mới có thể viết ra những câu tự nhiên một cách ngộ nghĩnh. Rằng, trong giờ ngủ trưa của các bé ở trường mẫu giáo, cô giáo kiểm tra bằng câu hỏi:
Bạn nào đã ngủVới người lớn, chúng ta thường biết tỏng, khi cô giáo hỏi thế, dù chưa ngủ nhưng mình cũng chẳng giơ tay lên, vì sẽ bị phát hiện ngay. Ở đây, Hoa Mai kể lại hết sức đáng yêu:
Thì giơ tay lên”
Cô giáo hỏi khẽ
Rồi đứng lặng im.
(Khoảng trời của ngoại, tập thơ song ngữ Việt - Anh; NXB Hội Nhà văn, 2022)
Ô kìa vui thếCâu thơ cuối bất ngờ và đúng y chang với tính cách con trẻ. Các em không biết nói dối nhưng mắt vẫn nhắm như “thông báo” mình đang ngủ, tức đã làm đúng theo lời dặn dò của cô giáo. Có thể nói, đây là một trong những bài thơ tinh tế của Hoa Mai. Một câu chuyện nhỏ ấn tượng làm sao. Rồi lại có câu chuyện về cô bé học giỏi môn toán nhưng môn tập đọc “Hay sai hay nhầm”. Nếu người lớn ắt có thể biện minh bằng nhiều lý do, nhưng chỉ có trẻ con mới có thể giải thích ngộ nghĩnh như thế này:
Nhiều tay giơ lên
Ở ba bốn phía.
Mắt vẫn nhắm nghiền
Hay tại cái lưỡiBất ngờ quá, tôi ngờ rằng, câu nói này, chính tác giả nghe từ con/ cháu mình? Vì lẽ đó, sống động hẳn lên và khiến ta bật cười một cách thích thú. Lại nữa, chi tiết tinh tế nữa là câu “Chỉ thích món ăn”. Đúng chóc. Trẻ con thường thích ăn ngon. Tốt thôi. Tôi liên tưởng qua bài thơ khác, là khi mẹ dẫn đi nhà hàng, nhiều món ngon, bé thích quá, ăn háo hức, mẹ nhắc chừng để dẫn đến câu kết:
Chỉ thích món ăn
Thấy chữ không chịu
Làm em đọc nhầm?
Con hứa mai sẽ nhịnChỉ trẻ con mới có lời hứa ấy, câu nói ấy. Vâng, trẻ con luôn có cái nhìn lẫn câu nói mà các bậc phụ huynh không ngờ tới. Chỉ có thể thôi sao? Không. Với người viết, đó chính là chất liệu quý báu. Điều này góp phần lý giải vì sao một khi đã từng trải với đời, đã có thành tựu với tác phẩm viết cho người lớn nhưng nhiều tác giả, nói như nhà thơ Khương Hữu Dụng là họ lại “Bi bô”. Cất tiếng bi bô như con trẻ ấy lại là một nguồn cảm hứng mới mẻ mà lâu họ lãng quên theo năm tháng.
Nhoẻn cười đến là thương
Em đọc hoa cả mắtSự liên tưởng ấy, người lớn khó có thể. Chữ bốc toàn mùi thơm, hay lắm, hợp lý bởi chữ ấy ghi các món ăn ngon. Cũng như lúc tan trường, ngoại đến đón, bé hứng chí chạy lon ton như quên cả ngoại, vì thế ngoại “hờn”. Với tâm trạng của ngoại, bé trả lời ra làm sao?
Xe mẹ lại bon bon
Chữ thì nhiều như thế
Lại toàn bốc mùi thơm
Bé cười giòn thích thú:Nghe thế, thử hỏi, ai lại không mát ruột? Đấy, trẻ con đấy. Rõ ràng khi quay về với thế giới thần tiên con trẻ, chất liệu ấy đã khiến thơ tươi mới hẳn lên.
“Lêu lêu ngoại trẻ con
Động chút cứ giận hờn
Ngoại luôn là bạn nhé”