24.00
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận

Một số bài cùng tác giả

Một số bài cùng nguồn tham khảo

Đăng bởi Vanachi vào 28/06/2005 00:20, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 28/01/2024 14:26

Em hẹn sông Hương em đến tắm
Nước khát chiều
                        sóng ngực em đâu
Còi tàu xa hút
                        Thuyền đi vắng
Sóng vuốt thân trần
                        nép bến lau
Ngự bình nhắn hộ vào mây trắng
Gợn nhớ lăn tăn khó bạc đầu


1993

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Một "dị bản" của bài "Lời hẹn sông Hương" so với bản đăng trên Thi Viện

Hẹn tắm

Em hẹn sông Hương em đến tắm
Nước khát hoài…sóng ngực em đâu
Chuyến tàu xa hút…sông không nói
Nhỏ nhắn chờ em…khó bạc đầu!

Hoàng Cầm.
Tạp chí Thế giới mới số 78,1994,Hà Nội.

Quả là khó nói, cùng một tác giả Hoàng Cầm, cùng một bài thơ nhưng lại có đến hai bản khá khác xa nhau cả câu chữ lẫn nghệ thuật. Đành chép ra đây để các bạn tham khảo và bàn luận, may ra ai đó có được lời giải thích thuyết phục cho những điểm khác nhau này.

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Dòng sông khát

Dòng sông khát

Hẹn tắm

Em hẹn sông Hương em đến tắm
Nước khát hoài…sóng ngực em đâu
Chuyến tàu xa hút…sông không nói
Nhỏ nhắn chờ em…khó bạc đầu!

Hoàng Cầm.
(Tạp chí Thế giới mới số 78,1994)

Tản Đà dịch “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” thành “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Thật là thần bút! Đọc cứ thắt ruột thắt gan, những nút thắt không gay gắt mà mênh mang, vô định, không dứt, nửa như làm người ta già mau, nửa như xui người ta trẻ lại.
Nhưng một con sông, dù phải “gánh” nỗi đoạn trường của con người, cũng chỉ “sử nhân sầu”, khách thể thôi, vô tình lắm. Sông Hương không thế. Sông đích thân nghe hẹn, rồi mong, rồi khát, rồi lặng lẽ thề không cho đầu bạc.
Lời nhắc khẽ khàng, như tâm sự:

Em hẹn sông Hương em đến tắm.

Em hẹn với sông và sông đã nghe rất thấu. Cho nên, khi em quên, “phép lạ” đã xảy đến. Nỗi khát của dòng sông. Vâng, dễ chi làm cho nước khát, nếu không phải là cái gì đáng … khát! Sóng ngực em, vài gợn thôi, mỏng mảnh, dịu dàng nhưng là sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, vô tận nồng nàn, vô tận thơm tho, phả vào đời người, ngấm vào cuộc sống, không bao giờ dấu phai. Sóng dòng sông là gió tình cờ ghé qua. Sóng ngực em là hơi thở tỏa ra với bao nỗi gừng cay muối mặn. Sông Hương chỉ còn có gió, nỗi khát khôn nguôi. Sóng nhạt hối hả xô nhau tìm sóng nồng, mà em đâu không đến.

Nước khát hoài… sóng ngực em đâu

Người ta rùng mình sau câu “nước khát”. Như thể vừa nhận một “cú” ân sủng. Cụm chủ - vị nghịch lý này có vẻ đảo lộn “pháp thể”. Suy tưởng trong ta cũng không biết đến bao giờ mới bình ổn lại được. Ta bị cuốn phăng trong một thứ trái lạ, do nỗi nước khát khơi nguồn. Dấu ba chấm (…) kéo dài nỗi khát đến vô biên. Và bất ngờ, sừng sững một kho tàng : sóng ngực em. Bài tứ tuyệt đóng lại bằng hai câu gập ghềnh:

Chuyến tàu xa hút …
   sông không nói
Nhỏ nhắn chờ em… khó bạc đầu!


Những dấu ba chấm (…) ngắt quãng câu thơ. Câu trên là “nghìn trùng xa cách” và một nỗi thinh lặng, câu dưới có hai phần, không phần nào đủ, chênh vênh ở ranh giới của một sợi tóc. Em không đến. Dòng sông lặng lẽ đợi chờ. Niềm hy vọng, chờ mong, dồn nên thành nỗi khát, như những gợn sóng lăn tăn trên dấu môi khô. Thời gian như ngưng lại, khắc khoải, không làm nổi nỗi bạc đầu.

Tùng Thi
(Thế giới mới số 84-1994)

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Trả lời