Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.


(Theo bản khắc 1921)

Khảo dị:

- Bản Quốc văn tùng ký
Khóc chàng Tổng Cóc

Chàng ơi ới hỡi hỡi chàng ôi,
Lửa hương mới bén nửa năm trời.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc giống bôi vôi.
- Bản Xuân Hương thi sao
Khấp phu quân danh Cai Cóc

Chàng ôi chàng hỡi hỡi chàng ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc giống bôi vôi.
- Bản Tạp thảo tập
Khấp Cai Cóc

Chàng ôi chàng hỡi hỡi chàng ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
- Bản Xuân Hương thi vịnh
Khấp phu Cai tổng Cóc

Chàng Cóc ôi chàng Cóc ôi,
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Thông tin

Theo cụ Dương Văn Thâm sưu tầm tài liệu về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương (tài liệu đã dẫn) thì Hồ Xuân Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông phủ Vĩnh Tường. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, tất nhiên là giễu một tổng Cóc còn sống, chứ không phải là khóc khi tổng Cóc chết, như bấy nay có người hiểu, e rằng bất nhẫn.

Theo bài viết nhan đề “Tổng Cóc với Xuân Hương” của nhà thơ Nguyễn Phú Long (Richmond, VA) đăng trong Tạp chí Cỏ thơm số 26 (2004) thì tên thật của Tổng Cóc là Cốc. Tên Cóc là do người dân Sơn Tây đặt cho ông để tỏ lòng kính phục ông đã có gan làm những việc phúc đức như vớt thây người chết trôi rồi mai táng lại. Người đời có những câu như “Gan cóc tía” và “Con cóc là cậu ông Trời”. Theo chuyện kể của Nguyễn Phú Long thì Hồ Xuân Hương lấy Tổng Cóc để có nơi nương tựa lúc gia đinh gặp khó khăn. Rồi vì bị vợ lớn ghen nên bà bỏ đi, trở lại Khán Xuân. Lập luận này có hợp lý không khi mà việc bỏ vợ, bỏ chồng vào thời đó cũng phải được luật lệ cho phép? Bộ luật Hồng Đức tức Quốc triều hình luật đời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) minh thị “người vợ tự ý bỏ nhà chồng, dù là về với bố mẹ ruột, bị coi là phạm trọng tội”. Vả lại, bà vốn có ăn học, dòng dõi, nên tuy thích bỡn cợt, nhưng không vì thế mà bỡn cợt cả với chồng. Dù sao thì cũng có bài thơ mà không biết có phải của bà không?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
33.33
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của (Ve Sầu)

Khóc chàng Tổng Cóc
Hoạ

Tổng Cóc ôi chàng Tổng Cóc ôi!
Nẫu gan rồi đó nẫu gan rồi
Dâng mưa trút lệ dâng mưa trút
Gửi gió trôi dòng gửi gió trôi
Rêu góc biển hờn rêu góc biển
Nắng lưng đồi tắt nắng lưng đồi
Người đi vội thế người đi vội
Tổng Cóc ôi chàng Tổng Cóc ôi!

103.20
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của (Ve Sầu)

Tổng Cóc ôi
Thơ hoạ

Tổng Cóc ôi chàng Tổng Cóc ôi
Ễnh ương chễm chệ ễnh ương ngồi
Vàng khôn thử lửa vàng khôn chuộc
Lệ cứ hiu dòng lệ cứ trôi
Chưa bén rạch ngòi chưa bén chỗ
Chửa quen đồng ruộng chửa quen mồi
Thương nòng nọc khóc thương nòng nọc
Vội đứt dây tình vội đứt đuôi.

34.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời