Đăng bởi doume_totrami vào 11/07/2007 05:34
I’ve nothing else - to bring, You know
So I keep bringing These-
Just as the Night keeps fetching Stars
To our familiar eyes-
Maybe, we shouldn’t mind them-
Unless they didn’t come-
Then - maybe, it would puzzle us
To find our way Home -
Trang trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi PanTan ngày 30/11/2007 19:46
Có 1 người thích
Tôi thật rất là bất ngờ khi thấy có một vài tác giả dịch về thơ của Emily Dickinso với mỗi bài thơ của Emily được các dịch giả đặt cho một tiêu đề của bài thơ, bằng cách lấy câu đầu tiên để đặt tên cho bài thơ.Thật ra trong nguyên bản mỗi bài thơ của Emily hoàn toàn không có tên của từng bài thơ như các dịch giả đã dịch ra, mà trong nguyên bản mỗi bài thơ được Emily đánh số...
Toàn bộ thơ của Emily được Emily đánh số từ số 1 đến số 1184.Tương đương với việc đánh số này là số bài thơ mà Emily sau khi từ giã cõi đời để lại cho nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung một gia sản thơ đồ sộ khổng lồ 1184 bài, mà bài nào cũng hay cả.
vì vậy có nên chăng việc các dịch giả khi dịch thơ của Emily lại tự ý đặt tên cho mỗi bài thơ của Emily???Tôi thật sự không hiểu được là tại sao không các dịch giả không tuân thủ theo nguyên bản, việc tự ý đặt tên cho bài thơ trong khi dịch như vậy, có nên chăng chúng ta lại vô tình làm mất đi một chút vẻ đẹp TRONG HỒN THƠ CỦA EMILY DICKINSON...Thật sự việc Emily không đặt tên cho mỗi bài thơ mà thay vào đó là việc đánh số nó rất có ý nghĩa trong suốt quá trình mà Emily có mặt và hiện diện trên mặt đất...
Nếu một ai đó đã cầm trên tay toàn bộ gia sản thơ của Emily thì hẳn sẽ biết được ý nghĩa của những con số được đánh thay cho mỗi tên đề của bài thơ như thế nào.
Rất mong các nhà dịch giả dịch thơ Emily trong nước xin đừng làm mẻ vẽ đẹp hoàn thiện của một nguồn thơ...
Gửi bởi PanTan ngày 28/12/2007 20:42
Hôm trước tôi có một vài ý kiến nhỏ về 9 bản dịch về thơ của Emily Dickinson và có nói là toàn bộ thơ của Emily Dickinson gồm có 1184 bài...Hôm nay tôi xin hiệu đính lại thông tin này là: sự thật con số bài thơ mà nữ thi sĩ người Mỹ này để lại là: 1789 bài thơ.
Riêng về việc các dịch giả đã không tuân thủ theo nguyên tác và tinh thần làm việc khoa học về việc tự ý lấy câu thơ đầu tiên để làm thành tiêu đề bài thơ, không đúng với nguyên tác thơ của Emily. Sau khi nhận được sự trả lời của tôi thì bạn điệp luyến hoa có nhờ tôi hiệu đính lại số của các bài thơ theo nguyên tác...Nhưng mãi đến nay tôi mới có thể trả lời được.
Về 5 bài thơ của Emily được dịch bởi Đỗ Thị Trà Mi thì tôi xin cung cấp số thứ tự của 5 bài này là:
Thứ nhất bài thơ I´ve nothing else-to bring, You know được Emily đánh số thứ tự là: 253.
Thứ hai bài thơ Heart!we... được Emily đánh số thứ tự là: 64.
Thứ ba bài thơ We outgrow...được Emily đánh số thứ tự là: 1094.
Thứ tư bài thơ They say that...được Emily đánh số thứ tự là: 861.
Thứ năm bài thơ Water, is taught...được Emily đánh số thứ tự là: 93.
Còn riêng về 4 bài thơ của Emily mà do dịch giả Phan Nhật Chiêu dịch thì thật sự tôi đang ngồi trước toàn bộ tác phẩm của Emily mà đọc lại từng bài để tìm...tôi cũng hơi bất ngờ vì sự thật mất hai tiếng đồng hồ mà không cách nào tìm chính xác được bài thơ nào có thứ tự và ý tứ được sắp đặt như bản dịch tiếng việt đã thể hiện như bài "Giọt Sương".Hình như bản tiếng việt thể hiện một sự đảo lộn trật tự thì phải... Mặc dù toàn bộ thơ của Emily Dickinson chỉ có 14 bài được bắt đầu bằng chữ "One..." đó là các bài được đánh số thứ tự là: 497, 527, 767,1759,670,1110,77,1450,248,407,1478,1488,5,1516; và một bài bằng chữ "Once..."được đánh số thứ tự là: 30.
Còn riêng về bài: "Ngôi nhà của Hoa Hồng"thì toàn bộ thi nghiệp của Emily chỉ có hai bài có nội dung như trong bản dịch được Emily đánh số là:8, 673
còn bài: "Chẳng bao giờ ai hiểu" thì có hai bài nguyên tác thể hiện những ý tứ giống như bản dịch, đó là hai bài được Emily đánh số: 531, 1045
còn về bài thơ dịch bắt đầu từ câu:"khi đến với người tôi sẽ" thì tôi tìm mãi mà vẫn chưa thấy...
Tôi thông tin trả lời cho bạn Điệp Luyến Hoa về câu hỏi hôm trước bạn hỏi tôi...và tôi đã hứa là sẽ cung cấp số thứ tự của các bài thơ Emily cho bạn biết để bạn tiện hiệu đính. Có lẽ thời gian tới tôi sẽ giới thiệu một số bản dịch về thơ của Emily mà do một dịch giả nổi tiếng đồng thời cũng là một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng trên thi đàn quốc tế đã dịch...góp vui với diễn đàn thơ dịch của Thi Viện.
thân chào.
Gửi bởi Vanachi ngày 28/12/2007 21:39
Trân trọng cảm ơn bạn đã bỏ thời gian lưu tâm đến vấn đề này. Sau khi đọc bài của bạn, mình có thử tìm hiểu và thấy một số thông tin như sau:
Về việc đặt tên bài thơ của Emily, theo trang ở đây: http://en.wikipedia.org/w..._of_Emily_Dickinson_poems
thì có 2 cách đặt tên phổ biến:
- Lấy câu thơ đầu tiên
- Đánh số theo thứ tự của Johnson năm 1955
Điều đó cho thấy việc lấy câu đầu tiên làm tiêu đề cho thơ Emily cũng không có gì là sai, và cả hai cách đều không phải là do Emily mà là do người đời sau làm. Kể cả cách đánh số của Johnson nếu tạm coi là chuẩn tắc thì vẫn có hạn chế là nhiều bài không hoàn toàn đúng theo trình tự bài thơ được sáng tác, nên đến năm 1998, Franklin xuất bản lại thơ của Emily và đánh số lại.
Như vậy một vấn đề nữa là về cơ bản có 2 hệ thống đánh số khác nhau cho các bài thơ của Emily. Mình muốn xác định lại xem bạn đang căn cứ theo hệ thống nào, vì cũng theo wikipedia các bài thơ bạn dẫn được Johnson đánh số thứ tự như sau (khác với số thứ tự của bạn):
224 - I´ve nothing else-to bring, You know
47 - Heart! We will forget him!
887 - We outgrow love, like other things
686 - They say that "Time assuages"
135 - Water, is taught by thirst
(xem: http://en.wikipedia.org/w..._of_Emily_Dickinson_poems )
Mình không có kiến thức liên quan nên chỉ biết tìm hiểu như vậy, tự thấy phân vân, mong nhận được trả lời của bạn.
trời tôi viết từ lúc nãy đến giờ lại bị mất và ở đâu ra bài báo chạy vào choáng chỗ. Xin lỗi nhiều. Tôi sẽ viết lại.
Gửi bởi PanTan ngày 29/12/2007 19:10
bạn điệp luyến hoa có thể chỉ giúp tôi cách lấy lại thông tin mà tôi viết để trả lời bạn nhưng khi tôi bấm gửi thì bị mất và một bài báo đã chạy vào choáng chổ. chỉ giúp, vì bài viết tôi viết trả lời cho bạn dài lắm...cảm ơn.
Gửi bởi Vanachi ngày 30/12/2007 04:06
Rất tiếc là nếu bài viết của bạn chưa gửi được thì nghĩa là nội dung của bạn gửi chưa đến được TV và trên server của TV không lưu những gì bạn đã viết.
Thông thường, nếu khi gửi bị lỗi, bạn có thể ấn F5 để gửi lại thì sẽ không bị mất bài viết.
Gửi bởi PanTan ngày 02/01/2008 17:53
Chào bạn luyến hoa,
Mình đồng ý với bạn rằng: Thông thường đối với những bài thơ mà tác giả không có viết tiêu đề thì những người đi sau sẽ thường lấy câu thơ đầu tiên làm tiêu đề cho bài thơ. Sỡ dĩ có vấn đề này là xuất phát từ một vài nguyên nhân sau: Việc các nhà nghiên cứu đã lấy câu thơ đầu tiên để làm tiêu đề là vì tiện cho việc làm mục lục để người đọc cũng như người tra cứu khi đọc hoặc nghiên cứu về tác giả đó cho tiện lợi đạt hiệu quả nhanh...Chứ thật ra nếu cứ việc lấy một câu thơ đầu để làm tiêu đề cho bài thơ thì nếu thẳng thắn mà nói đó là một điều không tuân thủ đúng tình trạng nguyên tác. Bạn thử đặt hỏi tại sao tác giả lại không đặt tiêu đề cho bài thơ, chắc hẳn bạn sẽ có câu trả lời rằng: tác giả ngụ ý một vấn đề nào đó...chứ thật sự tác giả muốn đặt tiêu đề cho bài thơ thì việc gì họ lại tiếc đi vài con chữ, tốn thêm một ít thời gian nữa để tạo ra tiêu đề bài thơ, trong khi cả hàng ngàn bài thơ tác giả lại viết được... Trường hợp của Emily lại là một trường hợp đặt biệt. Cực chẳng đã các nhà nghiên cứu phải lấy câu đầu tiên để đặt tiêu đề nhằm mục đích làm mục lục chứ không phải nhằm mục đích làm tiêu đề_ làm một công việc thay cho tác giả là đặt tiêu đề, mà công việc này không một ai ngoài Emily ra có quyền làm như thế.
Thật sự tôi đã khảo cứu qua hầu hết tất cả các bản dịch thơ của Emily ra các thứ ngôn ngữ trên thế giới...Tôi thấy rất rõ một điều là: các nhà dịch giả của các nước trên thế giới tôi có thấy họ làm “được „cái điều mà các dịch giả của Việt Nam mình làm đâu. Tôi thấy bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Đức nguyên cả một cuốn sách có thấy bài nào lấy câu thơ đầu tiên để làm tiêu đề đâu, mà ngược lại họ tuân thủ nguyên tác và những nguyên tắc trong dịch thuật một cách chuẩn mực và nghiêm túc. Ngay cả bản tiếng Anh dịch sang tiếng Pháp cũng chuẩn mực và nghiêm túc như nhau, kể cả bản tiếng Ý, Tây Ban Nha cũng thế...tất cả các cuốn sách dịch thơ của Emily đều không có lấy tiêu đề để đặt tên cho bài thơ...mà họ lấy câu thơ đầu tiên để làm mục lục tra cứu, chứ không như ở Việt Nam chúng ta. Việc làm này chứng tỏ họ cực kỳ tô trọng tác giả và cực kỳ tuân thủ nguyên tắc dịch thuật.
Còn vài nguyên tắc nhỏ trong công tác dịch thơ hoặc dịch tiểu thuyết...còn tồn tại ở Việt Nam đó là: Dịch ẩu tả, dịch sai, và còn một điều tệ hơn nữa đó là dịch đảo tùm lum trật tự cấu tứ ngôn từ và câu thơ của người ta...đảo lộn xì ngầu lên rồi tùy tiện lấy ý trong bài thơ để đặt tiêu đề cho bài thơ: chẳng hạn như bài: “ Giọt sương „ mở đầu bài thơ lại là :“Một giọt sương „...Tôi thành thật nói rằng trong 4 bài mà tác giả Phan Nhật Chiêu dịch tôi hoàn toàn bó tay 3 bài, không tài nào tìm ra bài thơ nguyên tác chính xác với 3 bài thơ mà dịch giả này chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trong 4 bài đó tôi chỉ tìm ra duy nhất 1 bài và tôi sẽ trích nguyên tác ở cuối bài viết này.
ở đây tôi không nói đến vấn đề dịch hay hay dở mà tôi muốn nói đến việc tác giả dịch trước hết phải dịch đúng và dịch có nguyên tắc dịch thuật đàng hoàng, nhất là đối với thơ. nếu là người dịch thuật chuẩn mực thì không thể nào tự cho phép mình đảo lộn trật tự bài thơ của nguyên tác được, chứ đừng nói gì đến việc dịch bỏ ý tứ và vứt đi cái phong cách thơ của tác giả bằng cách không tuân thủ nguyên tác gì ráo trọi...cứ thế dịch tùy tiện theo ý của mình...còn trong tiểu thuyết thì trong khi dịch cứ phiên âm cái tên nhân vật, địa danh ra tiếng Việt nên gây cảm giác khó chịu đối với người đọc...
Phong cách thơ Emily đặc biệt lắm bạn ạ, nếu trong một bài thơ dịch mà lại bỏ đi cái dấu hiệu làm nên phong cách hình thức thơ của bà thì bài thơ ấy đâu có còn vẻ đẹp nữa...Bởi hình thức và nội dung nó quy định lẫn nhau...Thơ Emily đặc biệt ở chổ DẤU GẠCH NỐI VÀ VIẾT HOA NHỮNG TỪ KHÔNG CÓ NGUYÊN TẮC VIẾT HOA...dấu gạch nối của Emily được xem là khoảng lặng của bài thơ, khoảng lặng này tạo nên một bài thơ trong bài thơ, ý trong ý... còn chữ viết hoa bất quy tắc ấy được xem như là: Điểm nhấn cho người đọc cảm nhận thế giới tâm hồn của Emily và quan điểm nhân sinh quan của Emily...
ẤY vậy mà khi các dịch giả Việt Nam dịch ra tiếng Việt lại bỏ mất đi, nếu mà Emily còn sống chắc Emily sẽ buồn lắm khi bắt gặp thơ mình không còn là thơ mình nửa...khuôn mặt đã bị biến dạng đến thảm thương...
Việc Emily viết thơ mà không đặt tiêu đề cho bài thơ nào cả, tại sao lại có việc này...tại vì Emily chưa bao giờ xem mình là nhà thơ, chưa bao giờ xem mình đang làm công việc thơ...mà Emily chỉ xem mình là người viết trả lời những câu hỏi của cuộc đời mà thôi...giống như một thí sinh đi thi phải giải đáp đề thi vậy đó...
còn một vấn đề nhỏ khác nữa trong việc đặt tiêu đề...chúng ta có thể lấy bất cứ câu thơ nào để đặt tiêu đề cho bài thơ. nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có quyền đảo lộn trật tự của bài thơ...vì thế lấy bất cứ câu nào trong bài thơ làm tiêu đề cũng được nhưng khi dịch bài thơ thì phải dịch theo tuần tự câu thơ, chứ không được đảo câu thơ trong bài thơ...
còn tiếp đọc phần kế tiếp.
Gửi bởi PanTan ngày 02/01/2008 18:15
Có 1 người thích
Bạn hỏi tôi đang sử dụng hệ thống đánh số nào? Tôi sử dụng hệ thống đánh số của Franklin 1998...Bởi vì hệ thống đánh số của Franklin là hoàn chỉnh nhất dựa trên bản đánh số của Jonhson vào năm 1955. Tại vì sau này Franklin đã tìm ra thêm một số bài thơ của Emily Dickinson nửa mà do một người thợ mộc trong lúc sửa nhà đã bắt gặp một tập bản thảo thơ của Emily nhưng vướng tay chân nên người thợ mộc này đã cầm tập giấy ấy quăng ra ngoài sau bức tường của ngôi nhà...đến sau này khi thơ người ta tưởng Emily chỉ để lại bao nhiêu bài thơ ấy thôi nhưng không ngờ là sau đó lại phát hiện ra thơ Emily tiếp...và Franklin đã dựa trên màu mực và giấy bản thảo để xác định số năm ra đời bài thơ ...từ đó ông tiến hành đánh số lại thơ của Emily Dickinson và cho xuất bản năm 1998...
Hiện tôi có cả hai hệ thống đánh số của Jonhson, Franklin...nguyên bản thơ tiếng anh của Emily với ấn bản đầu tiên do cô cháu gái mấy đời tên là: Martha Dickinson của Emily, tuyển tập và xuất bản. ấn bản nguyên tác thơ Emily của Jonhson, của Franklin, rồi bản dịch từ Anh sang Đức, từ Anh sang Pháp, Ý, Tây Ban Nha...
Bài thơ: “không bao giờ ai hiểu „ do dịch giả Phan Nhật Chiêu dịch có số 531 theo hệ thống của Franklin.
Tôi đã đọc bài viết nghiên cứu phê bình của Phan Nhật Chiêu trên VnExpress vào ngày 14 tháng 2 năm 2007...khi tôi đọc tôi hơi buồn vì một bài viết nghiên cứu của một dịch giả nghiên cứu nổi tiếng mà hoàn toàn không tuân thủ theo nguyên tắc của dịch thuật một tí nào...việc tối thiểu đầu tiên là: bên cạnh bản dịch bao giờ cũng phải trích kèm theo nguyên tác...để người đọc còn hiểu và qua sự giới của dịch giả thì dịch giả nào say mê thơ Emily cũng có được cơ hội tiếp xúc với nguyên bản của Emily, để tái tạo và ít nhất là được đọc theo cách cảm nhận riêng của mình một cách trực tiếp chứ không phải do lời dịch của dịch giả dẫn đường trong công cuộc đọc của đọc giả...
Tôi cũng không giấu gì bạn dịch giả, Phan Nhật Chiêu chính là thầy giáo dạy chuyên đề văn học Nhật Bản khi tôi còn học đại học. Thầy dạy thì hay, thầy dịch thơ Nhật cũng hay...thầy có phong thái ngôn ngữ thơ tựa như Tagor...Nhưng không hiểu sao khi thầy dịch Emily thầy lại không giữ được phong thái thơ của Emily...Tôi cũng có dự định viết thư hỏi thầy về các câu đầu tiên trong nguyên tác mà các bài thơ thầy đã dịch...
Bạn có thể thử đọc lại các bài thơ nguyên tác mà do bạn Đỗ Trà Mi trích dẫn thì bạn sẽ biết được tôi nói những gì...
Đây là nguyên bản bài thơ 531 của Emily mà thầy Phan Nhật Chiêu đã chuyển ngữ sang tiếng Việt. hệ thống đánh số của Franklin.
Không bao giờ ai hiểu (Người dịch: Phan Nhật Chiêu)
Chúng ta học tất cả
Mọi điều về tình yêu
Những vần và những chữ
Không thiếu một chương nào
Học đến toàn bộ sách
Kết thúc luôn nhiệm màu
Nhưng sao trong ánh mắt
Vẫn dại hơn bao giờ
Nỗi dại khờ huyền bí
Còn hơn cả trẻ thơ
Ai cũng là đứa bé
Cố nói lên những điều
Không bao giờ ai hiểu
Trong cuộc tìm ra nhau
Cái biết kia bát ngát
Sự thật ôi muôn màu!
531.
We learned the Whole of love-
The Alphabet-the Words-
A Chapter- then the mighty Book-
Then- Revelation closed-
But in each Other`s eyes
An Ignorance beheld-
Diviner than the Childhood`s
And each to each, a Child-
Attempted to expound
What neither- understood-
Alas, that Wisdom is so large-
And Truth- so manifold !
(1865?)
Emily Dickinson
Thân ái chào bạn.
Tb: có lẽ trong thời gian sắp tơi tôi sẽ cố gắng xin phép một dịch giả và cũng là một nhà thơ Việt nam nổi tiếng trên thế giới nhưng ở Việt nam ít ai biết đến cho phép tôi đăng một số bài thơ dịch của nhà thơ này đến diễn đàn thi viện…Tôi phải nói là dịch tuyệt hay, vả lại khi dịch tác giả đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt các nguyên tắc của dịch thuật cũng như tinh thần tôn trọng nguyên tác một cách nghiêm túc nhất. Hiện tại tôi đang giữ bản thảo của bản dịch thuật này, nhưng tôi chưa được phép của dịch giả nên chưa dám đăng lên thi viện góp vui…Mong thông cảm, nhưng tôi nói tôi sẽ giữ lời.
Gửi bởi Vanachi ngày 03/01/2008 05:43
Cảm ơn bạn rất nhiều, trong thời gian tới mình sẽ sửa lại và thêm chú thích về cách đánh số bài thơ trong phần thông tin về tác giả, và hy vọng sẽ nhận được những bài dịch khác mà bạn có :-)
Gửi bởi Cammy ngày 25/03/2008 06:36
Thế cuối cùng thì cuộc thảo luận này đi đến đâu? Thực sự thì những bài thơ tìm được trên mạng là đặt tên bài chứ không đánh số! Và hình như là có nhiều bản khác nhau! Phức tạp nhỉ? Hay là mỗi bài mình cứ viết tên bằng cả hai cách (hai chấm í mà). Bài thơ số... :...
Còn sau đó có sự nhầm lẫn nào về đánh số thì ít nhất mình còn có cái dòng đầu để đối chiếu!
Trang trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối