Bài thơ
Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài thơ mang chất suy tư, sâu lắng với hình ảnh hai cha con với những hoài bão trong sáng, làm rung động lòng người. Hình ảnh những cánh buồm chính là hình tượng thể hiện những ước mơ của nhà thơ.
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Hình ảnh hai cha con bước đi trên cát thể hiện một tình yêu hơi ấm chan hoà trong sắc trời đại dương bao la. Bóng hai con nổi bật so với sự rộng lớn của thiên nhiên. Hình ảnh đối lập thật dễ thương, đó là bóng lênh khênh của người cha, bên cạnh cái bóng tròn của người con thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ đang bước trên cùng một hướng đi.
Ẩn sâu dưới đại dương là chứa bao điều huyền diệu. Sau trận mưa, biển càng trở nên đẹp hơn, càng trong hơn, cũng như hai cha con. Với hình ảnh hai chiếc bóng kênh khênh đối lập với sự chắc nịch, khoẻ khoắn. Đó là quy luật của tạo hoá, những ước mơ của người cha khi còn trẻ sẽ được người con tiếp nối, thực hiện, đưa ước mơ bay xa, bay cao. Cha chính là người dẫn đường cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời với một tương lai rộng mở. Với tâm trạng háo hức của đứa con, khiến người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới, bay xa, bay cao hơn, tìm lại ước mơ tuổi trẻ mà cha chưa thực hiện được. Với những lời tâm sự của người cha làm, cho người con có thêm niềm tin, hy vọng.
Ước mơ táo bạo của người con đó là muốn khám phá một trong những cánh buồm của trẻ thơ, muốn đi khắp nơi, muốn xông pha. Đó là những lời nói hồn nhiên, ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc khát vọng sống đang cháy bỏng trong mỗi con người.
Với những câu hỏi của đứa con, lòng người cha lại càng khắc khoải bấy nhiêu. Dường như trước những câu hỏi của đứa trẻ thơ dại, người cha đã gặp lại ước mơ của chính mình hiện hữu. Có lẽ quá khứ, hiện tại và cả tương lai đang cùng xuất hiện mà hình ảnh trung tâm là cánh buồm đang vẫy gọi nơi khơi xa. Cánh buồm hoá thành nỗi niềm khát khao của con người về một chân trời, tương lai phía trước. Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, con lại trỏ cánh buồm hỏi khẽ “cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé để con đi”.
Bốn câu thơ kết bài là lời biểu cảm sâu lắng, tha thiết của tác giả qua tâm trạng người cha cùng con đi biển đi trên biển xanh, cát trắng. Lời con hỏi hoà âm cùng tiếng sóng khơi xa hay đó cũng chính là tiếng lòng của một thời thanh xuân của cha. Lời thơ thanh thoát, cảm xúc chan hoà, tâm tình thơ chân thật đến vô cùng khiến cho tâm trạng người đọc cũng bồi hồi, xao xuyến và tràn đầy nỗi niềm ưu tư, khắc khoải. Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận, cha gặp lại mình trong những ước mơ con. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng cho niềm mơ ước và khát vọng của con người trong cuộc sống.
Với những hình ảnh thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm lắng, vừa bay bổng trải dài những cảm xúc của tác giả. Đó là ước mơ của khát vọng được chinh phục, khám phá thiên nhiên và được làm chủ. Bài thơ đã là động lực cho thế hệ trẻ dám ước mơ, dám hy vọng, lục lọi tìm tòi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh, chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn cao hơn.
Bài thơ đã gây xúc động lòng người và chính nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống. Đọc những cái mồm của Hoàng Trung Thông ta không chỉ thấy sự tâm tình của hai cha con bên biển, chúng ta còn bắt gặp niềm thiết tha, mong ước chính mình của một thời thơ dại, xa xưa và ngay cả khi đang làm cha làm mẹ trong đời.