(Theo các vần: thạch bất năng ngôn tín khả nhân)
Trăng xuống Hương Giang;
Mây dồn Hoàng Thạch.
Chỉnh hình dáng thường;
Kính người quí khách.
Xem cốt cách rắn rỏi, tuổi nay hơn tớ mười năm;
Tiếp phong tư lạ kỳ, chiếu hãy nhường anh nửa chiếc.
Đã thấy:
Đá là một vật; cao cao ngất ngất
Bậc thái thượng vô tình;
Đại trượng phu bất khuất
Chống trời làm trụ, cương thường nên suốt ngàn xưa;
Ném đất thành âm, vang lừng trời đất
Đã thấy đã gặp, anh đó chứ ai;
Đáng kính đáng yêu, tôi xin lạy thật.
Có khi:
Gặp buổi quang tạnh, lên núi tung tăng
Dung nhan vừa tiếp xúc, tinh thần bỗng bâng khuâng.
Sườn non rậm rì bờ bụi;
Vai núi nổi thành .
Vút gậy tiếng vang, suối dội kêu lên muôn lớp;
Mặc áo ngồi lại, gạt tan chướng khí ngàn tầng.
Thử gọi đàn anh, chắc đã “gật đầu” hứa hẹn;
Hiềm chi bé nhỏ, há rằng không thể khom lưng.
Cùng anh gặp gỡ, nghe tôi phát ngôn.
Một lòng sành sỏi,
Hai mắt càn khôn.
.
Nghĩ như anh xương là lông, ngọc là tuỷ;
Còn như em tuyết là phách, băng là hồn.
Tôi xin làm em út, anh chính là bậc .
Đoán xem bá thị ngày xưa, năm trăm năm đâu là quê quán;
Tính lại “” bao tuổi, mười hai hội ấy là một nguyên.
Như như cũng hào cũng tuấn,
Nhìn nhau cùng nhau tự tín.
Đã bao năm, không uốn gối, phải đâu ra vẻ lạnh lùng,
Thấy trăng mới, liền xuống thềm, cùng để tỏ lòng vương vấn.
Đâu hiềm chi lạy mãi, bên mây theo đuổi bao phen,
Há ngại khó làm anh, thẳng vách trông cao muôn .
Kéo áo dìu về, trước cửa bồi toạ,
Đông hải ra vào, bồng lai hữu tả.
Hoa mới rõ màu năm sắc, người khá khá ghê;
Ngọc lành đáng giá liên thành, giống ta giống quá.
Cho nên:
Quên hình hài, yêu nhàn nhã.
Vui có anh hiền, xin vâng bái tạ.
Chưa nhận trăng để cưỡi beo cọp, đâu thuyền Xích Bích rong chơi;
Hãy đón gió mà vái thần tiên, dưới núi Cốc Thành nấn ná.
Nay có kẻ:
Dọc ngang vũ trụ; chế nhạo hồng trần.
Rửa bụng bằng tám chín đầm Vân Mộng;
Làm nhà dưới hàng muôn hác tùng quân.
Mừng anh Mễ chưa già mấy, mời chất đá để làm .
Ba sinh lấp bể có lòng, chưa quên nhờ bác giúp;
Một mảnh vá trời ra sức, này lại gặp người thân.
Em xin:
Chĩnh áo khăn mà lạy tạ;
Mong bốn bể cũng đều xuân
(Không áp vần nhân)
Bản dịch trên đây là của Tôn Quang Phiệt và có dựa theo bản dịch của Ngô Lập Chi trên Tạp chí Văn học tháng 12-1964.