Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất,
Núi xứ Thục trọi, cung A Phòng xuất.

Cao muốn đụng trời xanh, ba trăm dặm che lấp.
Xây từ đời Ly Sơn ở phương Bắc, vòng qua Tây, chạy thẳng xuống Hàm Dương.
Hai con sông mông mênh chảy vào tới chân tường.
Năm bước lại một lầu, mười bước lại một gác;
Hành lang uốn cong như tấm lụa, mái nhà cao nhọn như mỏ chim;
Đều ôm địa thế, góc thì đâu vào nhau, giữa như cái móc.
Quanh co chằng chịt như tổ ong, như xoáy nước, không biết là mấy nghìn nóc.

Cầu dài vắt ngang sông: chưa có mây sao có rồng?
Đường đôi bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có cầu vồng?
Cao thấp hỗn loạn, nào biết tây đông.
Xuân quang ấm áp, tiếng ca vui vầy;
Gió mưa lạnh lẽo, tay áo hết bay.
Cùng trong một cung, cùng trong một ngày, khí hậu khác thay!
Phi tần thị nữ, vương tử hoàng tôn, từ lầu xuống điện, ngồi xe tới Tần,
Sáng ca tối đàn, và thành cung nhân.

Kìa sao lấp lánh: mở gương đấy mà;
Mây xanh rối loạn: mớ tóc xoã ra;
Sông Vị đầy mà; đốt tiêu đốt lan:
Đám khói tà tà; sấm động kinh hồn:
Tiếng xe chạy qua; nào biết đi đâu,
Ầm ầm ở xa, mong được vua nhìn.
Da thịt dong mạo, làm đỏm làm duyên,
Đứng chờ xa xa, mong được vua nhìn.
Có kẻ trông ngóng ba mươi sáu năm liền.

Yên, Triệu gom góp, Hàn, Nguỵ kinh doanh,
Tề, Sở tinh anh, mấy đời mấy năm, của người cướp lấy chất cao thành non,
Khi chẳng giữ nổi, thu lại nơi đây.
Vàng, đỉnh coi tựa đất, lu; châu, ngọc rẻ hơn đá, sỏi;
Liệng phí vung tay, chẳng ai nhìn nhõi.

Than ôi!
Lòng ai cũng vậy, nghìn vạn người như một.
Người Tần thích xa hoa, thì người ta cũng nghĩ tới nhà.
Sao lấy thì thu nhặt từng chút mà dùng thì coi rẻ như cát bùn!
Khiến cho cột đỡ rui nhiều hơn nông phu ngoài đồng;
Kèo đỡ nóc nhà nhiều hơn chức nữ trên khung;
Cho đầu đinh lấp lánh nhiều hơn hột lúa trong kho;
Phiến ngói so le nhiều hơn quần áo ngoài phố;
Lan can bực cửa nhiều hơn thành quách cửu châu;
Sáo đờn ọ ẹ nhiều hơn tiếng nói trong chợ;
Làm cho người trong thiên hạ không dám nói mà dám phẫn nộ;
Lòng kẻ thất phu mỗi ngày càng thêm kiêu căng ngoan cố.
Lính thú hò hét, Hàm Cốc nổi tung,
Mồi Sở một bùng, thương thay, tro tàn trơ đó!

Than ôi!
Kẻ diệt lục quốc không phải Tần mà là lục quốc.
Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
Buồn thay!
Người lục quốc nếu biết yêu nhau thì đủ sức để chống cự với Tần,
Nếu Tần lại yêu người lục quốc thì truyền từ ba đời đến vạn đời,
Làm chủ thiên hạ, ai diệt Tần được?

Người Tần không kịp tự thương cho mình mà đời người sau than thở cho họ,
Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương,
Khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.