Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Bế Thành Long » Cỏ may (1996)
Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 15/08/2007 18:43, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 31/12/2023 14:09
Ai gọi đấy?
Âm vang vách núi
Đá theo ta trẩy hội dựng công trình
Cầu bên núi xa chênh bóng nước
Mây ngàn gieo trải nắng nương xa
Nghe lá mục
Rừng già hương nấm bâng khuâng
Chim Gõ Kiến thúc ngày xuân chín
Hoa mâm xôi đơm nở thêm đầy
Ráng tây vàng ngọt lịm tiếng Ong bay
Vòm động thức con Dơi treo giấc ngủ
Nhũ đá gầy buông thõng tháng năm đi
Giao thừa đợi chùng chình sóng nhạc
Tuyến mây giăng chiến sĩ chưa về.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 31/12/2023 14:12
Nhà thơ Bế Thành Long, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, được độc giả biết đến qua các tác phẩm thơ: Xuân rừng, Bóng quê hương, Hư không... Thơ Bế Thành Long chân chất, khoáng đạt, giàu hình tượng, giàu nội tâm.
Mùa xuân đem đến cho vạn vật màu xanh non tơ, chồi biếc bừng nở, thi sỹ ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên hoa cỏ, cảm xúc kì diệu của tâm hồn cũng bừng thức đồng điệu cùng sức sống của mùa xuân trong Xuân rừng:
Ai gọi đấyMột không gian miền núi đẹp tựa bức tranh, sự rung động, tha thiết bằng câu thơ mở đầu: “Ai gọi đấy”! Ngày đầu xuân những người làm công trình ra quân, tiếng đục đá âm vang, tiếng gọi nhau vọng âm âm vách núi, xôn xao trên những cung đường quanh co vui như trẩy hội. Sự so sánh tinh tế, tả thực làm cho thơ sống động, làm cho những khối đá vô tri trở nên biến động; tình yêu của tuổi trẻ đầy quyến rũ, lạc quan trong lao động; hình ảnh cây cầu miên man chênh chếch soi bóng xuống khe suối hun hút sâu, ảo mờ trong mây ngàn:
Âm vang vách núi
Đá theo ta trẩy hội dựng công trình
Cầu bên núi xa chênh bóng nước
Mây ngàn gieo tãi nắng nương xa.
Cầu bên núi xa chênh bóng nướcHình ảnh trong thơ như bức tranh tả thực, bắt đầu là tiếng vọng âm vang vách núi, là tiếng động của những chuyến xe chở đá đi các công trình, xa xa cây cầu im lìm chênh bóng nước. Nhà thơ không dùng từ soi mà dùng từ chênh để mô tả hình bóng cây cầu chênh vênh bắc qua khe núi, lưng chừng núi là những mảnh nương của đồng bào bảng lảng sương: “Mây ngàn gieo tãi nắng nương xa”; động từ “gieo”, “tãi” quả là tinh tế, dù đó là hình ảnh tự nhiên của thiên nhiên, nhưng nhà thơ đã khiến cho ta như nghe được, thấy được sự chuyển động của mây của nắng. Bởi vậy nó tạo cho người đọc một cảm giác vừa hư ảo vừa xa xăm phong cảnh heo hút song cũng rất tươi đẹp của miền rừng.
Mây ngàn gieo tãi nắng nương xa.
Nghe lá mụcKhông gian Xuân rừng chuyển động ngân nga cả trong thính giác lẫn vị giác qua âm thanh: Nghe lá mục; thức ngày xuân chín; bâng khuâng hương nấm; ngọt lịm tiếng ong bay. Tâm hồn nhà thơ Bế Thành Long chăm chút rất tỉ mỉ hương vị thơ, nó tạo nên những hình ảnh đẹp, thơ mộng, giàu sức sống cho dù nơi đó là những cánh rừng thăm thẳm, đìu hiu, thế nhưng nó đã trở nên quyến rũ, thi vị, tạo cho người đọc cảm giác muốn được đến nơi đó khám phá, thưởng thức hương vị của rừng già, những cây nấm mập mạp, tiếng chim gõ kiến “chóc... chóc”, nghe lá mục thầm thì và cảm giác ngọt lịm của bầy ong mật vo ve bên những cánh hoa rừng muôn sắc!
Rừng già hương nấm bâng khuâng
Chim gõ kiến thức ngày xuân chín
Hoa mâm xôi đơm nở thêm đầy
Ráng tây vàng ngọt lịm tiếng ong bay.