Bút Ngữ tên thật là Phan Đình Khương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1953, ông được về làm việc tại Ty Tuyên truyền văn nghệ. Ông làm ca dao, diễn ca, hát xẩm, hát chèo rồi tự tay in bột gửi về các huyện. Trận càn Thuỷ Ngân, ông nắm tình hình chiến sự, viết nhanh về những trận đánh hay và những đội viên du kích xuất sắc, in gấp, phát tán kịp thời và được hoan nghênh. Thời gian ở Ty Tuyên truyền văn nghệ, được dự nhiều lớp tập huấn của trung ương, quân khu giúp ông trưởng thành, cho ra mắt truyện ngắn Con thuyền in trong tập san Tả ngạn sông Hồng, sau đó NXB Quân đội nhân dân in trong tập Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội. Thành quả ban đầu giúp ông dấn thân vào nghiệp báo, nghiệp văn chương mà cả cuộc đời ông đã lựa chọn.
Sau đó ông trở thành cán bộ tuyên truyền. Lúc đào hầm bí mật giấu cán bộ thoát khỏi những trận càn của giặc Pháp, lúc theo sát những trận đánh của bộ đội, du kích, thu thập tin tức viết bài cổ vũ kháng chiến, hoàn cảnh nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoà bình lập lại (1954), ông là một trong những người tiên phong xây nền, đắp móng cho hoạt động tuyên truyền của tỉnh Thái Bình. Năm 1965, ông được giao phụ trách tờ báo của tỉnh.
Ông sở trường ở thể loại truyện ký, tiểu thuyết. Các tác phẩm tiêu biểu là Ðêm về sáng (1971), Những ngày nước cường (1972), Pháo đài Ðồng Bằng (1997), Chuyện ở xóm Chài (1983), Cao nguyên mưa nắng (1985), Người đi đày trên đại dương (1991), Người thời loạn (1996), Vua Ba vành, Bà Chúa Ngừ (1999), Anh Ngạn (2000), Cụ Bảng Ðôn (2001), Cử nhân Bùi Viện (2004), Cần Vương - Ðông Du (2007).
Bút Ngữ tên thật là Phan Đình Khương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1953, ông được về làm việc tại Ty Tuyên truyền văn nghệ. Ông làm ca dao, diễn ca, hát xẩm, hát chèo rồi tự tay in bột gửi về các huyện. Trận càn Thuỷ Ngân, ông nắm tình hình chiến sự, viết nhanh về những trận đánh hay và những đội viên du kích xuất sắc, in gấp, phát tán kịp thời và được hoan nghênh. Thời gian ở Ty Tuyên truyền văn nghệ, được dự nhiều lớp tập huấn của trung ương, quân khu giúp ông trưởng thành, cho ra mắt truyện ngắn Con thuyền in trong tập san Tả ngạn sông Hồng, sau đó NXB Quân đội nhân dân in trong tập Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội. Thành quả ban đầu giúp ông dấn thân vào nghiệp báo, nghiệp văn chương mà…