Ta về rũ áo đười ươi
Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau
(Ta về, Thơ Bùi Giáng, tr.198)
Đi vào cảnh giới si mêBùi Giáng có bài thơ tổng kết đời mình:
Gọi đười ươi dậy nhe răng ra cười
(Nhe răng u buồn, trong Sa mạc trường ca)
Ấy là thơ thuở chưa điênHai chữ Đười Ươi ở đây sao mà bùi ngùi, thê thiết!
Ở trong dấu ngoặc quàng xiên reo cười
Bây giờ xoang điệu đười ươi
Điệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân
(Thuở chưa điên, Thơ Bùi Giáng, tr.86)
Xuân này em có về khôngVà đối với Bùi Giáng, ngày xuân không câu nệ hình thức:
Nhành mai cố quận nở bông dịu dàng
(Thơ Bùi Giáng, tr.85)
Mỗi mùa xuân lá trổ bôngTiếp theo là một hình ảnh khác của ngày Tết Nguyên Đán:
Quên tờ cung chúc cũng không hề gì
(Huế làm thơ, Bài ca quần đảo, tr.44)
Mồng ba Tết ra đường con gặpBài thơ hé mở một góc độ khác trong tâm hồn Bùi Giáng: khía cạnh xã hội, nhân đạo trong thơ ông, xuất hiện ngay ở tập thơ đầu, nhưng càng ngày càng rõ nét về sau.
Một trẻ em đi bán đậu phụng rang
- “Thầy mua giúp! Đầu năm, dịp Tết”
Con mua nhiều, rồi nước mắt chứa chan
Vì con biết ngày Mồng ba một dịp
Không còn về cho bao đứa trẻ con
Bán đậu phụng hay lau giày lau dép
Đã lang thang đầu gối rụng mỏi mòn.
(...)
Hỡi Thượng Đế! Cúi đầu con thưa lại
Ở trần gian ai cũng khổ liên miên
Người đã dựng cảnh tù đày đoạ mãi
Để làm gì? Cho sáng nghĩa Vô Biên?
(Chớp biển, tr.127-128)
Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ,Bùi Giáng là một nghịch lý.
Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau
Ôi đầu đường ôi xó chợ nơi đâu
Là nơi đó chốn kia anh rất rõ
Trong máu me từng khoảnh khắc sơ đầu
(Anh vẫn tưởng, Bài ca quần đảo, tr.48)
Anh em
Anh thương em như thương một bà trời
Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ
Kể ra từ bấy tới giờ
Tình yêu phảng phất như tờ giấy rung.
Áo xanh
Lên mù sương, xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh.
(Thơ Bùi Giáng)