Thơ » Pháp » Afred de Vigny
I
J’aime le son du Cor, le soir, au fond des bois,
Soit qu’il chante les pleurs de la biche aux abois,
Ou l’adieu du chasseur que l’écho faible accueille,
Et que le vent du nord porte de feuille en feuille.
Que de fois, seul, dans l’ombre à minuit demeuré,
J’ai souri de l’entendre, et plus souvent pleuré!
Car je croyais ouïr de ces bruits prophétiques
Qui précédaient la mort des Paladins antiques.
Ô montagne d’azur! ô pays adoré!
Rocs de la Frazona, cirque du Marboré,
Cascades qui tombez des neiges entraînées,
Sources, gaves, ruisseaux, torrents des Pyrénées;
Monts gelés et fleuris, trône des deux saisons,
Dont le front est de glace et le pied de gazons!
C’est là qu’il faut s’asseoir, c’est là qu’il faut entendre
Les airs lointains d’un Cor mélancolique et tendre.
Souvent un voyageur, lorsque l’air est sans bruit,
De cette voix d’airain fait retentir la nuit;
À ses chants cadencés autour de lui se mêle
L’harmonieux grelot du jeune agneau qui bêle.
Une biche attentive, au lieu de se cacher,
Se suspend immobile au sommet du rocher,
Et la cascade unit, dans une chute immense,
Son éternelle plainte au chant de la romance.
Âmes des Chevaliers, revenez-vous encor?
Est-ce vous qui parlez avec la voix du Cor?
Roncevaux! Roncevaux! Dans ta sombre vallée
L’ombre du grand Roland n’est donc pas consolée!
II
Tous les preux étaient morts, mais aucun n’avait fui.
Il reste seul debout, Olivier près de lui,
L’Afrique sur les monts l’entoure et tremble encore.
«Roland, tu vas mourir, rends-toi, criait le More;
Tous tes Pairs sont couchés dans les eaux des torrents.»
Il rugit comme un tigre, et dit: «Si je me rends,
Africain, ce sera lorsque les Pyrénées
Sur l’onde avec leurs corps rouleront entraînées.
— Rends-toi donc, répond-il, ou meurs, car les voilà.»
Et du plus haut des monts un grand rocher roula.
Il bondit, il roula jusqu’au fond de l’abîme,
Et de ses pins, dans l’onde, il vint briser la cime.
«Merci, cria Roland; tu m’as fait un chemin.»
Et jusqu’au pied des monts le roulant d’une main,
Sur le roc affermi comme un géant s’élance,
Et, prête à fuir, l’armée à ce seul pas balance.
III
Tranquilles cependant, Charlemagne et ses preux
Descendaient la montagne et se parlaient entre eux.
À l’horizon déjà, par leurs eaux signalées,
De Luz et d’Argelès se montraient les vallées.
L’armée applaudissait. Le luth du troubadour
S’accordait pour chanter les saules de l’Adour;
Le vin français coulait dans la coupe étrangère;
Le soldat, en riant, parlait à la bergère.
Roland gardait les monts; tous passaient sans effroi.
Assis nonchalamment sur un noir palefroi
Qui marchait revêtu de housses violettes,
Turpin disait, tenant les saintes amulettes:
«Sire, on voit dans le ciel des nuages de feu;
Suspendez votre marche; il ne faut tenter Dieu.
Par monsieur saint Denis, certes ce sont des âmes
Qui passent dans les airs sur ces vapeurs de flammes.
Deux éclairs ont relui, puis deux autres encor.»
Ici l’on entendit le son lointain du Cor. —
L’Empereur étonné, se jetant en arrière,
Suspend du destrier la marche aventurière.
«Entendez-vous ! dit-il. — Oui, ce sont des pasteurs
Rappelant les troupeaux épars sur les hauteurs,
Répondit l’archevêque, ou la voix étouffée
Du nain vert Obéron qui parle avec sa Fée.»
Et l’Empereur poursuit; mais son front soucieux
Est plus sombre et plus noir que l’orage des cieux.
Il craint la trahison, et, tandis qu’il y songe,
Le Cor éclate et meurt, renaît et se prolonge.
«Malheur! c’est mon neveu! malheur! car si Roland
Appelle à son secours, ce doit être en mourant.
Arrière, chevaliers, repassons la montagne!
Tremble encor sous nos pieds, sol trompeur de l’Espagne!»
IV
Sur le plus haut des monts s’arrêtent les chevaux;
L’écume les blanchit; sous leurs pieds, Roncevaux
Des feux mourants du jour à peine se colore.
À l’horizon lointain fuit l’étendard du More.
«Turpin, n’as-tu rien vu dans le fond du torrent?
— J’y vois deux chevaliers: l’un mort, l’autre expirant.
Tous deux sont écrasés sous une roche noire;
Le plus fort, dans sa main, élève un Cor d’ivoire,
Son âme en s’exhalant nous appela deux fois.»
Dieu! que le son du Cor est triste au fond des bois!
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
I
Ta ưa, khi đáy rừng bóng xế
Tiếng tù và ngân, lệ hươu cùng
Hay lời lạp khách âm rung
Biệt từ nương gió bốc lồng ngàn cây
Nửa đêm, giữa bóng dày, tiếng ốc
Khiến mình ta cười khóc thường khi!
Tưởng đâu là tiếng tiên tri
Cổ xưa dũng sĩ báo kỳ mệnh vong
Ôi! non lam! nơi lòng sùng kính
Pyrénées mấy đỉnh chon von
Tuyết trôi, thác đổ, nước tuôn
Lạch, ngòi, đá dựng, thung tròn, suối khe
Núi giá lạnh, hoa khoe nhị tiết
Đỉnh đóng băng, chân biếc cỏ xanh
Phải ngồi đó đón âm thanh
Tù và dịu khóc buồn tênh xa vời
Có lữ khách, lúc trời yên lặng
Nổi tiếng đồng sang sảng trong đêm
Điệu ca của khách hoà thêm
Cừu non cất tiếng êm đềm nhạc rung
Hươu chăm chú, đã không ẩn nấp
Lại treo mình đứng ngẩn non cao
Thác xô ngọn nước ào ào
Tiếng than bất diệt phổ vào tình ca
Hồn hiệp sĩ hay là tái hiện?
Mượn tù và lên tiếng hư vô?
Roncevaux! Roncevaux!
Roland hiệp sĩ vẫn chưa ngậm cười
II
Quyết tử chiến, chẳng ai trốn lủi
Còn một người đứng với Roland
Vẫn run, tuy đã vây chàng
Quân Hồi thét bảo: “Hãy hàng đi thôi
Thây trọng thần vùi nơi thác đổ”
Chàng gầm lên như hổ: “Quân Hồi
Ta hàng, nếu với xác trôi
Pyrénées cũng đổi rời dòng sâu”
- “Vậy nhìn kia, hàng mau kẻo chết”
Và đá lăn từ tít đỉnh cao
Tới cùng vực thẳm đá lao
Ngọn thông đáy nước, va vào gãy tan
Roland thét: “Cảm ơn mở lối”
Và lăn cho đá tới chân non
Vững rồi, chàng phóng chân bon
Địch quân muốn trốn nhưng còn đắn đo
III
Cùng dũng tướng chuyện trò vui vẻ
Charlemagne lặng lẽ hạ sơn
Chân trời nước hiện từng làn
Kìa hai thung phía đông ngàn ló ra
Quân reo. Tiếng tỳ bà hoà điệu
Để hoan ca rặng liễu Adour
Ngoại nhân rượu Pháp say sưa
Lính cùng mục nữ cười đùa chuyện vui
Roland trấn, mọi người vững dạ
Uể oải trên tuấn mã màu ô
Tay cầm mấy đạo thánh bùa
Turpin nói: “Dạ, muôn thưa Thánh hoàng
Trên trời có mây vàng màu lửa
Xin ngừng chân, chớ thử Thần minh
Đó là, lạy thánh, vong linh
Nương làn mây rực sáng tinh ngang trời
Hai tia chớp, lại hai tia nữa”
Rồi tù và nổi ở ngàn khơi
Ngạc nhiên, Hoàng đế nhảy lùi
Vó câu mạo hiểm kìm thôi băng chừng
Ngài hỏi: “Nghe thấy chăng? - Giáo chủ
Dạ thưa: Tiếng mục tử gọi cừu
Hay lời tâm sự các điều
Obéron với người yêu nghẹn ngào”
Ngài tiến, nhưng mặt bao tư lự
Vẻ thảm hơn giông tố ngoài trời
Đang e phản trắc lòng người
Tù và đâu đã ngân thôi lại chìm
Khổ! Cháu ta! Nếu tìm cứu viện
Thì Roland mạng đến chẳng còn
Kỵ binh, trở bước vượt non
Dưới chân ta nữa lại run đất Hồi!”
VI
Trên đỉnh chót, mồ hôi trắng tưới
Ngựa dừng chân, phía dưới nhẹ vương
Roncevaux ánh tà dương
Xa xa lủi ngọn cờ trương quân Hồi
- Thưa, thấy hai hiệp khách đá đè
Một đã chết, một hôn mê
Tàn hơi tay vẫn còn bê tù và
Hồn xuất thể kêu ta hai bận”
Trời! buồn thay khi tận rừng sâu
Tù và ngân văng vẳng tiếng sầu