☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Nước:
Việt Nam (
Lý)
1 bài thơ
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 29/06/2008 02:20 bởi
Vanachi Đàm Dĩ Mông 醰苡蒙 sống vào giai đoạn cuối triều Lý, chưa rõ năm sinh, năm mất và quê quán, từng làm đến chức Thái uý, và được phong đến tước vương dưới hai triều Lý Cao Tông (1176-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224), lại được giữ quyền phụ chính vào những năm đầu của triều Lý Huệ Tông.
Là người không có một bản lĩnh vững chắc, nhân tình trạng rối loạn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, ông đã chia bè kết đảng và dốc nhiều sức người sức của vào việc tiễu trừ các phe phái đối lập, thực chất là làm cho nội bộ triều đình nhà Lý càng thêm hỗn loạn. Chính vì thế, vào năm Quý Hợi (1203), nhân một cuộc chinh phạt phương Nam của ông bị thất bại nặng, hai viên quan trong triều là thượng đường quan Nguyễn Bảo Lương và thượng thư bộ lại Từ Anh Nhĩ đã đàn hặc với vua: “Dĩ Mông là kẻ mọt nước hại dân”.
Tuy nhiên, đối với tình trạng suy thoái của đạo Phật lúc bấy giờ, ông có một cái nhìn tương đối đúng đắn.
Đàm Dĩ Mông không để lại một tác phẩm nào, nhưng Việt sử lược còn ghi lại một lời tâu của ông với vua Lý Cao Tông về việc hạn chế nhà chùa và bắt các sư sãi hoàn tục.
Đàm Dĩ Mông 醰苡蒙 sống vào giai đoạn cuối triều Lý, chưa rõ năm sinh, năm mất và quê quán, từng làm đến chức Thái uý, và được phong đến tước vương dưới hai triều Lý Cao Tông (1176-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224), lại được giữ quyền phụ chính vào những năm đầu của triều Lý Huệ Tông.
Là người không có một bản lĩnh vững chắc, nhân tình trạng rối loạn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, ông đã chia bè kết đảng và dốc nhiều sức người sức của vào việc tiễu trừ các phe phái đối lập, thực chất là làm cho nội bộ triều đình nhà Lý càng thêm hỗn loạn. Chính vì thế, vào năm Quý Hợi (1203), nhân một cuộc chinh phạt phương Nam của ông bị thất bại nặng, hai viên quan trong triều là thượng đường quan Nguyễn Bảo Lương và thượng thư bộ lại Từ Anh Nhĩ đã đàn hặc với vua: “Dĩ Mông là kẻ mọt nước hại dân”.
Tuy…