Dưới đây là các bài dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (52 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trường tương tư kỳ 1 (Lý Bạch): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Tương tư hoài
Tại Tràng An
Dế kêu thu bên giếng ánh trăng vàng
Sương buốt giá trên giường sắc chiếu lạnh
Lẻ loi ánh đèn nhớ nhung canh cánh
Cuốn rèm trông, trăng sáng khẽ thở than
Bóng người như hoa, mây cách mấy làn.
Trên có trời xanh mênh mang
Dưới có nước biếc sóng lan
Trời cao đất rộng, hồn bay nhọc
Mơ, hồn cũng khó đến quan san.
Tương tư hoài
Nát tâm can.

Ảnh đại diện

Là nhà vô địch (Mattie Stepanek): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Nhà vô địch là người chiến thắng
Là anh hùng...
Là không bao giờ đầu hàng số phận
Ngay cả khi chúng trở nên khó khăn
Nhà vô địch cũng là một thành viên
Của một tập thể không hề thất bại
Là người dám vượt qua mọi trở ngại
Ngay cả khi phải vắt óc tìm tòi.
Nhà vô địch là con người yêu đời
Là một tâm hồn căng tràn hy vọng
Là người chơi bằng ngọn lửa cháy bỏng
Của trò chơi được ta gọi là đời.
Nhà vô địch nằm trong mỗi chúng ta
Nếu ta sống như một người chiến thắng
Nếu ta sống như thành viên tập thể
Nếu ta sống với hy vọng tràn trề
Trong đời ta...

Ảnh đại diện

Giang mai (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Tháng chạp mai hé nụ
Sang năm mai đầy cành
Vẫn biết ý xuân đẹp
Sao lòng khách buồn tênh
Cây - tuyết nguyên một sắc
Gió thổi gợn đầu ghềnh
Quay lại nhìn vườn cũ
Chỉ thấy núi Vu xanh.

Ảnh đại diện

Dạ vũ (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Dế kêu vẳng tiếng chiều tàn
Ngọn đèn chập choạng sáng vàng lung linh
Bên song mưa suốt mấy canh
Ta nghe ta biết âm thanh bên trời
Trên lá chuối, giọt mưa rơi...

Ảnh đại diện

Dạ túc sơn tự (Lý Bạch): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Lầu này vòi vọi cao trăm thước
Giơ tay ta hái được trăng sao
Nơi đây nào dám nói to tiếng
Sợ làm kinh động người trên cao

Ảnh đại diện

Tặng ca giả kỳ 1 (Cao Biền): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Rượu ngập thuyền vàng, cành ngập hoa
Giai nhân sầu lệ cất câu ca
Thanh âm nhập thẳng vào mây trắng
Bừng dậy buồn vui nghe xót xa

Ảnh đại diện

Khi đôi ta chia tay (Lord Byron): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Ngày đôi ta xa nhau
Lệ tuôn rơi im lặng
Nửa con tim trĩu nặng
Cắt rời bởi tháng năm.
Đôi môi em lạnh căm
Làm nụ hôn giá rét
Khẽ nhìn, anh thấy hết
Ngày buồn ta xa nhau.

Giọt sương buổi sớm mai
Ghé chân mi đọng lại
Thầm thì cảnh báo mãi
Hay là anh thở dài?
Lời thề xưa em ơi
Em có còn nhớ đó?
Nắng nhè nhẹ trong gió
Rụt rè vang tiếng em.

[...]

Bí mật, ta gặp nhau
Im lặng, ta u sầu
Tim em sao quên nổi
Tâm hồn em lừa dối?
Nhiều năm sau, năm sau
Khi đôi ta gặp nhau
Biết nói gì em nhỉ
Ngoài...
Lặng im và lệ đau ?


Em phỏng dịch và bỏ mất khổ ba.
Ảnh đại diện

Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Trên đồng, cỏ vốn bời bời
Năm thì úa, năm thì tươi
Lửa hoang kia đốt nào tận
Gió xuân về lại sinh sôi.
Hương xưa chiếm lấy đường đi
Cỏ xanh tràn tận thành trì
Lại tiễn vương tôn lần nữa
Chứa chan nặng tình biệt ly

Ảnh đại diện

Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân (Lý Bạch): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Người ơi sao bỏ ta đi
Ngày qua đã mất còn chi hỡi người?
Làm lòng ta rối bời bời
Ngày nay thêm nặng, khôn vơi nỗi buồn.
Gió dài, cánh nhạn bay luôn
Lầu cao nhìn cảnh ta tuôn rượu sầu.
Văn chương Bồng, Kiến An cốt cách
Thơ Ông Tạ, trong vắt thanh cao
Nhàn rỗi, nổi hứng làm sao
Bay thẳng trời cao bắt vầng trăng lạ
Rút đao chém nước, nước càng mạnh
Nâng chén tiêu sầu, sầu lại thêm.
Đời không thoả ý nhiều phen
Sớm mai xoã tóc theo thuyền lênh đênh.

Ảnh đại diện

Sa Khâu thành hạ ký Đỗ Phủ (Lý Bạch): Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Tới đây chẳng vì đâu
Nằm dài thành Sa Khâu
Ngoài thành hàng cổ thụ
Ngày đêm vang tiếng thu.
Rượu Lỗ mà say được?
Ca Tề mà hợp tai?
Ta nhìn dòng sông Vấn
Xuôi Nam, lòng nhớ ai?

Trang trong tổng số 6 trang (52 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối