Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Văn Tú. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (51 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Xuân nhật kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Là là mặt đất lớp sương sa,
Ánh sáng ban mai vẫn mập mờ.
Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ,
Giò tiên trong chậu chửa bung hoa.
Đầm đìa lệ sớm cành tre rủ,
Lạc lõng canh khuya tiếng hạc qua.
Ấm chỗ chẳng buồn tung áo dậy,
Cửa ngoài vẫn mở, khách chừng thưa.

Ảnh đại diện

Tự thuật kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Khương Hữu Dụng, Nguyễn Văn Tú

Đã bốn, năm năm trở lại nhà,
Làm gì được nữa, tóc phơ phơ.
Cảnh nghèo mặt võ thân thêm võ,
Người bệnh hình trơ, bóng cũng trơ.
Vò cạn hoa vàng như muốn giễu,
Thư không âu trắng hẳn sinh ngờ.
Kiếp sau ai sẽ là ta nhỉ?
Ai sẽ phong lưu sánh kịp ta?

Ảnh đại diện

Tự thuật kỳ 2 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Mình năm mươi tuổi từ quan,
Năm lần qua tết, năm lần thay vua.
Tạnh thì chống gậy thăm hoa,
Ốm nằm nghe lũ con thơ đọc bài.
Bói xem một lượt mà thôi,
Việc thường chẳng kể chín mười xuê xoa.
Thơ lại chén, chén lại thơ,
Thảnh thơi ta vẫn ưa nhà ta hơn.

Ảnh đại diện

Uý thạch lão ông (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Vũ Mộng Hùng, Nguyễn Văn Tú

Một quyển sách đặt trên yên,
Một ngọn bút cắm ở trên ống này.
Không dây, đàn có một cây,
Không phương, thuốc uống có đầy một phong,
Một bình trà nóng thường dùng,
Một lò sưởi đốt để phòng một bên
Chậu đá một củ thủy tiên,
Một quả Phật thủ đặt trên bát sành.
Lấy ai làm bạn cho đành?
Có ông lão đá với mình cùng vui.
Người lặng tiếng, kẻ nhiều lời,
Tính tình cũng chẳng đi đôi mới kì!
Lão thì chẳng thích chi chi,
Ta thì trái ngược, cái gì cũng hay.
Ta lười, chỉ thích nằm dài,
Mà lão thì cứ suốt ngày ngồi trơ.
Lão thì lẳng lặng như tờ,
Mà ta thì thích ngâm thơ viết bài.
Riêng tình thân chẳng đơn sai,
Bạn thần giao hẳn duyên trời chi đây.
Đi về cõi hóa có ngày,
Biết đâu lão đấy, ta đây một người!

Ảnh đại diện

Tiểu hàn (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Gió, mưa, ấm, lạnh biết đâu trời?
Cùng lẽ sinh, tiêu, đầy lại vơi.
Xương buốt, tai ù, mình tưởng mượn,
Nón che, tơi phủ, khách thưa lời.
Mai cười trước mái đương vừa độ,
Én ngó qua rèm định kiếm nơi.
Người trước với ta so chẳng khác,
Ngâm tràn chén khướt, kém chi ai.

Ảnh đại diện

Vịnh cúc kỳ 2 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Trăm hoa đua nở vắng ngươi hoài,
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi.
Tháng rét một mình thưa bóng bạn,
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai,
Nhấp nhô lưng giậu xanh chồi trúc,
Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai
Cất chén mỉm cười vừa ý lão,
Bõ công vun xới đã lâu ngày.

Ảnh đại diện

Vịnh cúc kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Xuân qua tới tấp mận cùng đào,
Lá mốc cành rêu lẩn chốn nào?
Giữ tiết dường như yên phận khó,
Dành hương cốt để đợi thu cao.
Thương thầm vườn cổ nên như vậy,
Đứng giữa hơi may mới biết nhau!
Trong sạch tấm lòng đâu dễ kiếm,
Đào Tiềm chỉ gặp lúc về hưu!

Ảnh đại diện

Trùng dương bất vũ (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Tháng chín không mưa những xuýt xoa,
Gió tây hiu hắt biết sao mà!
Cúc vàng có khách đem cho rượu,
Quyên đỏ không người giục nở hoa.
Bóng núi nửa chừng vươn tới cửa,
Chim hồng muôn dặm biết đâu nhà?
Mắt đau ngán nỗi thêm nhiều bụi,
Cửa đóng như bưng vẫn rượu thơ.

Ảnh đại diện

Văn (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Ta say vừa đi ngủ,
Muỗi quấy không cho nằm.
Gió quạt xua lại đến,
Bên tai cứ réo ầm.
Thịt ta sao mày thích?
Da ta sao mày ham?
Gối ta sao mày ghét?
Chăn ta sao mày căm?
Ta, mày có điều chi?
Làm khổ nhau cho cam!

Ảnh đại diện

Thoại tăng (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Nhớ xưa tôi bác gần nhà,
Tôi còn đi học, bác chưa đi chùa.
Từ ngày gần phật, gần vua,
Hai bên tin tức mịt mờ cả hai.
Nón xe nào biết có rày?
Phong trần thoắt đã hai mươi năm trường.
Nay về gặp mặt tỏ tường,
Hai ta duyên nợ còn vương với đời!

Trang trong tổng số 6 trang (51 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối