Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Đình. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (59 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đôi bạn bồ câu (Jean de La Fontaine): Bản dịch của Huỳnh Lý, Nguyễn Đình

Đôi bồ câu yêu nhau tha thiết
Một quẩn quanh quanh quẩn riết thấy buồn
Chàng câu này nảy ý khá ngông cuồng
Muốn một chuyến lên đường rong viễn xứ
Bạn can gián: “Đi làm gì, bạn hỡi?
Muốn đoạn đành rời bỏ bạn mình sao?
Cảnh sinh ly đau đớn biết dường nào!
Chỉ đau đớn riêng tôi sao, hỡi con người bội bạc?
Những bận rộn, âu lo, tai ương trên đường phiêu bạt
Có khiến gan kia nao núng tí nào chăng?
Chưa nói chi thời tiết xấu đi dần
Chờ dịu gió, ai giục mình? Này tiếng quạ
Vừa báo điềm sẽ có chim lâm hoạ
Tôi chỉ lo nghiệt ngã những tai ương
Nào diều hâu, nào bẫy lưới dọc đường
Tôi sẽ nghĩ: “Ôi, mưa đấy, bạn ta có gì dùng đủ
Có tổ ấm, hạt bụi và... mọi thứ?”
Lời khuyên can khiến lòng gã nao nao
- Con người ấy chẳng lo xa tính trước chút nào!
Nhưng óc chuộng lạ, niềm khát khao vô định
Lại át cả, Chàng an ủi: “Đừng khóc than, bịn rịn!
Ba hôm thôi, anh nhất định thoả thuê
Lại về ngay, kể tỉ mỉ em nghe
Chuyện kia nọ, đó đây... bao thứ chuyện
Em sẽ vui lắm. Cảnh thiên hạ không đi một chuyến
Không thấy gì, biết gì nói với nhau?
Anh thuật chuyến đi, em sẽ khoái trá tới đâu!
Anh sẽ kể đến nơi nào và điều gì đã thấy
Rồi em tưởng chính em cũng đang ở đấy”
Nói vừa xong, họ gạt lệ, chia ly

Chàng du lịch bay xa... Mây bỗng kéo đen sì
Buộc chàng phải lánh nguy, tìm chỗ ẩn
Chỉ tìm thấy một cây, nhưng bão mạnh
Lá khôn cho chim khỏi trận dày vò
Trời vừa quang, chim tiu nghỉu, buồn xo
Ra phơi nắng, cố cho khô lông đẫm nước
Trên đồng côi, kìa lúa ai rơi rớt
Một bồ câu ăn đấy: Thấy mà thèm
Chàng phóng đến ngay, bị mắc nhợ, thóc phủ lên
Làm mồi nhử bịt mắt nhìn, che kín bẫy
Nhợ quá cũ, chim cố giằng, cố quẫy
Cánh, mỏ, chân vùng vẫy, bẫy tung ra
Bỏ lại ít lông, kéo một khúc nhợ lê la
Vài mảnh cạm chàng ta vừa mới mắc
Chim thảm hại như một khổ sai trốn thoát
Rủi tột cùng, kên kên lại chực vồ câu
Bỗng trên mây cao, một con ó dang rộng cánh bổ nhào
Câu thừa dịp kẻ cướp quần nhau, bay mất
Câu đến dạt bên một gian nhà nát
Tưởng tai qua nạn thoát phen này
Bỗng một nhóc con (cái tuổi ác lắm thay!)
Bắn hòn cuội giết nửa người chim khốn nạn
Hối tiếc muộn, lê cánh, chân chệnh choạng
Sệ và què, thêm chết nửa châu thân
Nhằm quê xưa bay trở lại không ngại ngần
Vật vưỡng vật vờ cũng về đến tổ
May không xảy tai ương nào nữa
Đôi bạn trùng phùng. Ôi sung sướng biết bao
Bõ những khi đau khổ, lao đao!

Bạn tình ơi, bạn tình sung sướng!
Có khi nào bạn muốn rong chơi
Dù nơi bờ bến gần thôi?...
Cảnh tuyệt vời là cảnh sống bên nhau
Cái thế giới muôn màu muôn sắc
Mới vì nhau, hiến tất cho nhau
Chẳng cần ai, chẳng kể đâu!...
Buổi tối thấy lòng dạt dào niềm yêu dấu
Thì tôi chẳng làm điều dại, đổi
Lấy cung vua cộng với kho tàng
Lấy vòm biếc, lấy trời quang
Trao rừng in dấu chân nàng dạo qua
Với những lối lá hoa rực sáng
Mắt người yêu lênh láng sóng tình
Than ôi! Một kiếp phù sinh
Bao giờ lại thấy cảnh mình với ta?
Bên vẻ đẹp nhạn sa cá lặn
Nay lòng tôi xao lãng hướng nào?
Ước chi lửa ái lại dào!
Phải chăng hết cảm, hết yêu hỡi lòng?
Tuổi tình còn nữa... hay không?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Chú học trò, ông thầy giáo và bác chủ vườn (Jean de La Fontaine): Bản dịch của Huỳnh Lý, Nguyễn Đình

Một thằng nhãi sặc mùi trường học
Ranh quá chừng dốt cũng đáng kinh
Bởi vì bé dại bởi anh
Sính bồ sách vở dạy rành lẽ nhăng
Thằng nhãi bị kêu rằng hái trộm
Nào quả hoa hàng xóm vườn bên
Chủ vườn may được ơn trên
Thu hoa vẫn thắm, xóm giềng thì trơ
Mỗi mùa Chúa ban cho một thứ
Xuân sang càng hưởng đủ quà xuân
Trò kia ông thấy đích thân
Leo bừa cây quả dọc ngang kể gì
Trẩy cả búp mầm tơ mỏng mảnh
Mầm hẹn hò viễn cảnh phồn vinh
Oắt con bứt nụ bẻ cành
Chủ vườn ức quá phải trình giáo viên
Thầy giáo tới kéo thêm một lũ
Khiến khu vườn đầy ứ nhóc con
Nhóc bầy còn quái ác hơn
Thầy tăng tai hại với đoàn trò hư
Thầy rằng: dẫn cả lô cả lốc
Để cho thầy lên lớp nghe chung
Để ai nấy nhớ làm lòng
Gương kia tạc dạ bài ông nhớ đời
Rồi thầy viện một thôi một thốc
Đủ văn hào, bác học, triết gia
Bao nhiêu kiến thức xổ ra
Đủ lâu để lũ oan gia xéo vườn

Tôi rất ghét cái tuồng múa mép
Không đúng nơi bất tuyệt thao thao
Học trò là quỷ, ôi chao!
Lại còn thầy giáo phần nào loạn hơn
Cả hai đều thứ đáng gờm
Sống gần lũ ấy tôi chờn làm sao!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Rùa và hai vịt trời (Jean de La Fontaine): Bản dịch của Nguyễn Đình

Mụ rùa đầu óc lông bông
Chán đời hang lỗ động lòng bốn phương
Ham thanh chuộng lạ thói thường
Thói thường què thích tìm đường rong chơi
Rùa bèn ngỏ với vịt trời
Nể lời vịt cũng nhận lời giúp cho
“Thấy chăng đường rộng hải hồ?
Muốn đi chúng tớ xin thồ đi ngay
Qua chơi Mĩ, vượt đường mây
Tha hồ thăm viếng nước này dân kia
Tha hồ mắt thấy tai nghe
Bao nhiêu phong tục thôn quê, thị thành
Khác nào Uylit lừng danh
Tang bồng hồ thỉ tung hoành thuở xưa”
- Kể ra cũng khó bất ngờ
Bắt vua Uylit chen vô việc này
Vịt bàn, rùa chộp lấy ngay
Đôi bên kế hoạch đặt bày xong xuôi
Vịt sáng chế “máy” lên trời
Để đưa cô ả rong chơi hải hồ
Xuyên qua cái mõm của cô
Vịt luồn chiếc gậy dặn dò thiết tha:
“Cắn cho chặt! Chớ buông ra!”
Thế rồi mỗi vịt ngậm tha một đầu
Rùa bay. Đây đó xôn xao
Lạ lùng thấy ả tầng cao lững lờ
Một thân nặng tựa nhà to
Giữa hai ông vịt vởn vờ trên cao
Người reo: “Kỳ diệu xiết bao!
Xem bà rùa chúa võng đào dạo mây!
- Chúa bà? Ừ! Chính ta đây!
Này này! Bà bảo, lũ bay chớ cười!”
Lẽ ra cứ im hơi lặng tiếng
Thì tha hồ thăm viếng nơi nơi
Há mồm nhả gậy rùa rơi
Tan thây dưới gót chân người đứng coi
Vì đâu rùa phải bỏ đời
Chính vì cái mép cái môi cô mình

Tò mò hão cùng huênh hoang rởm
Bép xép xằng láu mõm hở hang
Cũng là một họ một hàng
Một dòng nhắng nhít, một phường linh tinh


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đăng U Châu đài ca (Trần Tử Ngang): Bản dịch của Nguyễn Đình Hiệp

Nhìn phía trước người xưa không thấy,
Nhìn phía sau có mấy người đâu,
Ngẫm xem trời đất rộng sâu,
Một mình lặng ngắm lòng đau lệ tràn.

Ảnh đại diện

Khi em đã già (William Butler Yeats): Bản dịch của Nguyễn Đình Hiệp

Tuổi già bóng xế qua mau,
Tóc pha sương muối cúi đầu đọc thơ.
Chầm chậm thôi, đọc rồi mơ,
Sầu vương khoé mắt ngẩn ngơ ánh nhìn.

Bao nhiêu tình cũ tươi xinh,
Yêu vì em đẹp, chân tình thật không?
Riêng anh từ tận đáy lòng,
Yêu em chung thuỷ theo dòng thời gian.

Dẫu là héo úa dung nhan,
Cúi đầu tủi phận bẽ bàng đến nhanh.
Tình mình trải chốn núi xanh,
Ẩn mình muôn lối chung quanh sao trời.

Ảnh đại diện

Bài hát mưa tháng tư (Langston Hughes): Bản dịch của Nguyễn Đình Hiệp

Để mưa hôn tóc em tôi,
Bao nhiêu giọt bạc rơi trên mái đầu.
Để mưa hát mãi lời ru,
À ơi, em ngủ cho ngon giấc nồng.
Mưa về mái lá đêm hồng,
Vệ đường đọng nước phập phồng... yêu mưa.

Ảnh đại diện

Ghìm cương bên rừng một chiều xuống tuyết (Robert Frost): Bản dịch của Nguyễn Đình Hiệp

Rừng này xem của ai đây,
Chắc nhà bác ấy ở ngay trong làng,
Đâu hay ta nghỉ giữa đàng,
Say sưa ngắm cảnh tuyết đan chập chùng.
Ngựa non dường cũng lạ lùng,
Không nhà dừng lại ngại ngùng vó câu,
Bên hồ băng bên rừng sâu,
Trời u ám quá biết đâu lối về.
Khẽ rung tiếng nhạc ngô nghê,
Ngựa thầm nhắc chủ có hề lầm chăng?
Gió rừng thổi rít băng băng,
Trăm bông tuyết rụng, lăn tăn kín đồi.
Đến giờ cất bước đi rồi,
Lời mình đã hứa, dễ dời được sao?
Đời người như thể chiêm bao,
Đường xa, xa nữa cứ ào mà đi.

Ảnh đại diện

Xuất dương (Phan Thanh Giản): Bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm

Sóng cả vỗ tràn bờ,
Thế mạnh nghiêng non Hoạ,
Bắt gió thoạt cởi neo
Chạy như trời giáng hạ!
Nhìn lại cây trên bải
Bóng chiều cây trắng xoá.
Một con bơn chạy dài
Lác đác dăm nhà lá,
Cuồn cuộn lại mông lung
Sóng còn như đánh phá.
Dãy núi thoáng nhìn về
Như ngủ trong biển cả.
Dẫu khác làng xóm xưa
Dẫu gai ngày bận bã
Bạn bè ai cố cựu
Được cùng ai hể hả
Sau khi từ biệt đây
Trông sao lòng nhắc nhở.

Ảnh đại diện

Tân-gia-ba trúc chi từ kỳ 5 (Phan Thanh Giản): Bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm

Đầy đường ngựa trắng xe châu,
Cửa sơn tường bạc nhà lầu khắp nơi.
Phong lưu mặt mũi xanh tươi,
Đêm đêm dòng dắt dạo chơi vui vầy.

Ảnh đại diện

Tân-gia-ba trúc chi từ kỳ 4 (Phan Thanh Giản): Bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm

Phong ba giữa quảng cắm căn nhà
Khấn vái mặt trời lúc ló ra
Tổng đốc Đồ Bà phệ bụng thúng!
Cai trị Hồng Mai Tân-gia-ba

Trang trong tổng số 6 trang (59 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối