Dưới đây là các bài dịch của Lê Xuân khải. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chu hành tuyệt cú kỳ 1 (Triệu Dực): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Ba mươi sáu cống đều qua hết
Vui thuận dòng trơn hơn có dầu
Đâu biết tựa cung sông uốn khúc
Lòng vòng như thể cối say trâu

Ảnh đại diện

Tạp đề (Triệu Dực): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Mỗi tối nhìn thấy trăng
Ta nghĩ đà quen biết
Hỏi trăng biết ta không
Trăng bảo không nhớ mặt
Thế giới này mênh mông
Ức chúng sinh chi chít
Trừ là đại anh hào
Hoặc để mắt qua quýt
Còn như lũ các ông
Chưa thấy gì đặc biệt
Nếu muốn biết tất cả
Lấy mắt đâu cho xiết
Thần long bay giữa trời
Kiến sâu vái la liệt
Lễ giáo tuy là nhiều
Song làm sao nhìn hết

Ảnh đại diện

Đề Vương Giá Thôn Tổ Canh thái thú kính ảnh đồ (Tưởng Sĩ Thuyên): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Bình băng ôm bóng giáng
Thân đặt trong gương sáng
Nhìn mãi nhau quên lời
Đây là tri kỷ đáng

Ảnh đại diện

Đề Vương Thạch Cốc hoạ sách (Tưởng Sĩ Thuyên): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Núi tạnh không ưng vẽ núi mưa
Gương trong tự trách dọi non mờ
Mơ hồ muôn cảnh trân gian giống
Ngựa gió xe mây tiện lại qua

Ảnh đại diện

Tuế mộ đáo gia (Tưởng Sĩ Thuyên): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Vô tận tấm lòng mẹ
Mừng về kịp dẫu xa
Mũi kim dầy áo rét
Dấu mực mới thư nhà
Thấy mặt thương gầy guộc
Gọi con hỏi thiết tha
Làm con ấp úng thẹn
Khổ chẳng rám kêu ca

Ảnh đại diện

Khai Tiên bộc bố (Tưởng Sĩ Thuyên): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nguồn từ đâu đến thành thác nước
Đem đỉnh non vạch dọc thành đôi
Sĩ còm sợ tự trời rơi
Đỉnh cao vút có nghìn nơi lượn vòng
Núi xanh đứt thành Song Kiếm dựng
Hào hùng sao đá cứng cũng mòn
Tuôn ra chẳng chịu xuống luôn
Một dòng rẽ tách uốn luồn quanh co
Nuôi tinh nhuệ tỏ mờ lẩn khuất
Như tuyết trôi thế mất khi rơi
Nước đầm dậy sóng tung trời
Lưng hàm quái vật tăm hơi phục chìm
Âm thanh chốc đã nghìn biến đổi
Ngựa chiến muôn trống nổi trận sông
Hang không mưa vách sáng bừng
Đất này muôn thuở chưa từng tối tăm
Núi treo trước nghìn tầm cao lớn
Ở nơi sâu hạc vượn đều kinh
Đài nước hoa bạc lung linh
Từ khi hỗn độn tạc hình núi non
Nét chữ lớn không mòn nằm đứng
Trên rêu xanh nét cứng hằn dài
Già pha tiên Bạch tuyền đài
Chúng ta nhiếu cả đến tài Từ Ngưng
Câu thơ dở bút ngừng tay vội
Củi thoa tùng đình núi đun trà
Ngày mai giầy vải gậy tre
Chẳng e gió thổi bước đè đống mây
Ba tầng suối không nơi để tựa
Long trần gian nước rửa ngồi xem

Ảnh đại diện

Phú Xuân chí Nghiêm Lăng sơn thuỷ thậm giai (Kỷ Quân): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nhạt nhoà như khói đậm mây xuân
Xanh đến đại giang sóng dập dờn
Ngồi nắng buồm chiều đưa lướt sóng
Theo người màu biếc muốn lên thuyền

Ảnh đại diện

Hành thập lý chí Hoàng Nhai tái đăng Văn Thù tháp quan bộc (Viên Mai): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Hoàng Nhai mọc ở trời
Sáng dậy ngay trước mặt
Ta không dám ngẩng đầu
Chỉ sợ bị sóng hắt
Biết đâu nhìn xuống sâu
Núi xanh thành đáy lát
Ngoài núi có núi đứng
Trong có núi san sát
Lớp lớp như áo xiêm
Của người trông giống thật
Bỗng mưa rào kéo tới
Trời người đều ướt hết
Tránh lên tháp nghìn tầm
Trước mặt nước một cột
Từ cao nhìn thác nước
Dài hơn tấm lụa thật
Gang tấc chùa Khai Tiên
Cách nhau giờ mới biết
Chỉ vì đỉnh núi cao
Mười dặm vòng vo mệt

Ảnh đại diện

Thập nhị nguyệt thập ngũ dạ (Viên Mai): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Trống canh gấp tiếng dật
Tiếng người dần dần dứt
Đèn tắt song sáng hơn
Trăng soi một trời tuyết

Ảnh đại diện

Thu dạ tạp thi (Viên Mai): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Người rất người ta không đủ đức
Là anh hào ta thực kém tài
Trước Phật không biết lựa lời
Về tiên nhắc đến ta bài xích luôn
Bảo ẩn cư làm quan ta đã
Bảo hiển vinh ta lỡ thời nhanh
Biết yêu sắc tựa Trường Khanh
Tiền tài cũng học kinh doanh họ Đào
Không uống rượu ưa chào mời khách
Lúc không say chỉ thích ngắm hoa
Trên sinh ta tự nâng ta
Quay về thời cổ ta là đạt nhân

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối