Dưới đây là các bài dịch của Lê Xuân khải. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Long Môn than (Lê Giản): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Tây Giang mấy nghìn dặm
Mạnh chảy ngược dòng xa
Nhô ngang tảng đá nhọn
Như muốn chạm thuyền ta
Thừng tre như mây héo
Đầu núi thõng thướt tha
Thất thế nếu rơi xuống
Muôn cân bọt nước nhoà
Tầm Châu hai dòng nước
Nguồn bắc Liễu Châu qua
Trên từ bãi Đồng Cổ
Dưới đến cồn Tương Tư
Cửa Rồng ở trong đó
Nơi vật thần thâm u
Thường là một đêm đậu
Bờ mịt mùng sáng ra
Đêm Long Môn mờ mịt
Trời dao mưa gió thu
Nơi ta luôn từng đến
Không buồn vì phong ba
Trên đường phải cẩn thận
Không làm lo mẹ cha

Ảnh đại diện

Vũ trung quá Thất Lý lung ca (Ngô Tích Kỳ): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Sông trong xanh mênh mang nhường bấy
Nắng chói sông không thấy mưa vào
Mầu lụa trắng bãi trước sau
Hữu Phong Thất lý bỗng đâu vọng về
Hẳn Vô Phong còn e Thất Lý!
Bỗng gió về theo thế mưa bay
Bài ca thuận gió chiều nay
Đua nhau lướt sóng buồm dầy mặt sông
Thuyền ta phải để nhường thuyên khác
Đây tranh lưu bút phác họ Hoàng
Tre sông lạnh dõi mắt cùng
Trước sau núi biếc thuyền vòng lộ ra
Ne nghé vàng về nhà mục tử
Chàng chài đang đem thả cốc bay
Nón tơi tất cả xóm chài
Cửa phên mấy cánh không cài bên sông
Qua nước non lại lồng non nước
Cảnh thấy đây tranh trước chưa xem
Khách lo không thấy đường liền
Huống chi mờ mịt gữa miền mưa sương
Đầu núi mưa lưng chừng suối đổ
Hình núi sông treo ở ngọn cây
Sấm sét đánh sạt đỉnh tây
Nghìn tầm nước đổ bên này đỉnh đông
Lúc này nghĩ Nghiêm công mới biết
Mỗi áo cừu qua tiết đông hàn
Cửa tùng tưới rượu ta toan
Người đi không bóng đường trơn rêu dầy
Nghe đâu kể lợi say danh hám
Dưới đài câu chẳng dám ghé đâu
Tung hoành một mái ra vào
Hỏi ta công việc thế nào đến đây?
Rượu xuân mua đã đầy bình ngọc
Cá trắng chừng nửa thước kéo lên
Uống say nằm ở đầu thuyền
Tai nghe tiếng vỗ tay trên thuyền đều
Mầu pha lê mái chèo vạch nước
Trăm buồm bồ xa trước mắt ta
Gió xoay bừng ánh chiều tà
Trên dòng nước lướt ca hoà hoạ mi

Ảnh đại diện

Sư Tử lâm ca (Ngô Tích Kỳ): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Lục Giác khua vang trời sấm dậy
Non bộ xanh cây bấy um tùm
Lưỡi lè dáng lạ lông sờm
Cáo cày hổ báo chẳng tăm tích nào
Nơi rêu xanh hồi lâu nhìn lại
Cứ phục im có phải đá không
Bồi hồi trống ngực vui lòng
Động thiên gang tấc là vùng tiên đô
Ngót trăm mẫu quanh co rắn lượn
Năm đến mười dặm uốn gập ghềnh
Người trèo như khỉ chênh vênh
Gót chạm người dưới nghiêng mình muốn hô
Bỗng tìm kiếm lại như mất hút
Trời đang mưa như khuất ánh chiều
Bình Hồ Công lẹ nhảy vào
Mưa tùng lộp độp giữa màu vách xanh
Tùng già to kẽ ghềnh đá mọc
Nguyên khí nuôi không tấc đất bồi
Tùng và đá chẳng lẻ loi
Tùng xanh vì đá, đá vui bóng tùng
Tiếng sáo đàn trời lồng gió thổi
Thân vương mây chốc lại như không
Ra ngoài xe ngựa đường thông
Đống gò hang động khiến lòng phục than
Phục than thay cảnh nghìn năm trước
Bản vẽ này như nhắc Nghê Vu

Ảnh đại diện

Thiên Sơn ca (Hồng Lượng Cát): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đến đây đã dứt rồi mạch đất
Thiên Sơn che khuất hết bầu trời
Nhật nguyệt đậu ở đâu rồi
Đều treo chót vót cao nơi đỉnh tùng
Rét căm căm bấc dong như xé
Mầu tuyết chùm núi đá cũng không
Xưa nay thấy núi ai từng
Hồng hoang tuyết phủ nay hàng vạn năm
Đá thiên sơn xanh lam ngọc tựa
Đều nhuốm xanh tuyết đá ánh nhau
Nửa trời băng đổ đá lao
Tiếp theo trước mặt ào ào thác tuôn
Gò tùng xanh sóc luồn nhảy nhót
Tất cả đều muốn nuốt ánh ngày
Trĩ non rừng ướt khó bay
Ăn no kể tháng hạt cây thanh tùng
Đi cửa núi tuyết buông lấp dấu
Đã từ lâu núi giấu gió xuân
Mới hay khác lạ cõi thần
Khí hậu chốc đã thông liền trời xanh
Không cần xây Trường Thành ta bảo
Sa mạc này hiểm báu trời ban
Chạy dài sơn bắc sơn nam
Hoàng Hà Hạn Hải nổi chìm nhấp nhô
Nếu được về ngày chờ khách phóng
Núi kỳ liên dáng giống mồ xây
Cung Hoắc phiêu kỵ không tày
Gác bút hoặc tựa Ban người Phù Phong
Xa nhà sắp quên chừng năm tháng
Miền biển xa nếu hẵng còn nhà
Đông nam rặng núi nhìn về
Núi mây man mác chia bề trước sau
Ta nguy hiểm chín châu đến cả
Ngũ Nhạc lên đều đã đề thơ
Nam Bắc Điều còn kém xa
Thái Ất Thái Thất há thua lạ này?
Trời được gì lạ bày biên tái?
Gió cuốn tung thổi dại mặt người
Một núi khuyết một mây bồi
Người toan ra núi mây thời không cho

Ảnh đại diện

Tùng Thụ đường vạn tùng ca (Hồng Lượng Cát): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nghìn muôn đỉnh thảy trơ lộ cả
Không cỏ cây vách đá vươn cao
Nghìn muôn tùng thảy như nhau
Cành đều vươn chẳng cúi đầu quanh co
Có đỉnh xanh ảo mờ đỉnh trắng
Trắng tuyết ngưng xanh lãng đãng mây
Cành đen cành đỏ tuỳ cây
Đỏ tươi đón nắng đen gây mưa rừng
Tùng ắt lạ, không tùng không núi
Không núi tùng, mây vội bay ngay
Núi nam bắc tùng đông tây
Bóng tùng quay ngả mây bày thấp cao
Núi đôi khi trên đầu mái có
Dưới có tùng lá phủ cho non
Ánh trời ánh ráng xanh rờn
Một góc đủ cả suối đàn gió ca
Ngờ mạch thông Hoàng Hà Hãn Hải
Qua bích không xanh trải dặm nghìn
Tưới tùng mạch ngấm Thiên Sơn
Nên tùng vươn tận tinh thần cung cao
Khách cuồng đến khát khao cảnh lạ
Chín chết quên hơi xả một cười
Núi xa hông ngựa thúc bồi
Chỉ dừng khi đã đến nơi hết tùng

Ảnh đại diện

Triệu Bắc khẩu (Ông Phương Cương): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Bàn cờ đăng cá cắm cong cong
Gợn sóng thu in dáng liễu sương
Lác đác bèo khô lau sậy gãy
Hơn là đáy nước biếc mây lồng

Ảnh đại diện

Nhạc Châu thành thượng (Diêu Nãi): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Từ thạch ky lên nối với mây
Đầu thành sáng suốt cả ban ngày
Gậy còm bóng xế nghìn tầm ngả
Nước bạc trời xanh bốn mặt vây
Núi tự Hành Dương đầu bắc ngoảnh
Nhạn qua Tương thuỷ cánh nam bay
Sóng Tương cảnh đẹp trên đời lắm
Về tóc sinh thêm ánh bạc này

Ảnh đại diện

An Ninh đạo trung tức sự (Vương Văn Trị): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đêm qua liễu ướt có mưa mau
Nước mới đầu xuân chẳng ngập ao
Chiều xuống bãi nơi cơn gió thổi
Mùi hoa cải đậu lẫn vào nhau

Ảnh đại diện

Luận thi (Triệu Dực): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đọc thơ Lý Đỗ kể hàng muôn
Nay thấy mới tươi đã chẳng còn
Đời nẩy người tài cho đất nước
Phong tao vài thế kỷ còn tôn

Ảnh đại diện

Chu hành tuyệt cú kỳ 2 (Triệu Dực): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Vừa mới hạ buồm lại kéo buồm
Lái già ròng rọc bận tay thêm
Mải ngâm chuyển khúc sông không nhớ
Cứ ngỡ nồm mai đổi bấc hôm

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối