Dưới đây là các bài dịch của Cù An Hưng. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 2 trang (20 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bài hát từ đài cao nhất (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Cù An Hưng

Xin qua đây, hãy tới đây
Thời gian khiến người mê say

Biết bao nhẫn nại đợi chờ
Ngay tim muôn thuở không quên
Cả sợ hãi lẫn đau đớn
Đã tan biến nhập tầng trên
Và cơn khát đốn hư này
Tràn huyết mạch,tối om vây

Xin qua đây, hãy tới đây
Thời gian khiến người mê say

Như một đồng cỏ mướt
Gieo xác chốn quên lãng
Lớn rộ và đơm bông
Bằng hương với cỏ tùng
Vo ve ồn dữ tợn
Từng đám, ruồi nhơ bẩn

Xin qua đây, hãy tới đây
Thời gian khiến người mê say


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Rondel (François Villon): Bản dịch của Cù An Hưng

Tạm biệt em, nước mắt anh rơi
Xin giã từ người đẹp nhất của tôi
Vĩnh biệt em, người tốt nhất đời
Chào tách xa bữa nay buồn hết sức

Chia tay nhau, ước nguyện lẫn thở dài
Em sẽ yên xa người tim rạn nứt
Vĩnh biệt đây, nước mắt anh rơi

Khổ vì em đành vĩnh biệt thôi
Quá nhiều hơn thú tội
Phước cũ, em đem tới
Ơi mà chi em thở dài thêm mệt
Tạm biệt, lần chót cùng em tạm biệt


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Thu ca (Paul Verlaine): Bản dịch của Cù An Hưng

Trôi theo hơi thu
Nức nở dây tơ
Ngay tim thương tổn
Dài cơn buồn nản
Nào ngờ

Ngột ngạt nữa chi
Nhợt nhạt tai nghe
Báo giờ tiếng gõ
Kỷ niệm ngày xưa
Ập đến, bây giờ
Lệ ứa

Chân bước lìa xa
Gió xấu hồn ta
Chỗ này chỗ nọ
Đời, ai xô đi
Nay chẳng khác gì
Lá úa

Ảnh đại diện

Giữa con đường (Carlos Drummond de Andrade): Bản dịch của Cù An Hưng

Giữa con đường có một tảng đá
có một tảng đá giữa con đường
có một tảng đá
giữa con đường có một tảng đá.

Tôi không bao giờ quên biến cố ấy
lọt trong đời cái võng mạc mệt của tôi.
Tôi không bao giờ quên giữa con đường
có một tảng đá
có một tảng đá giữa con đường
giữa con đường có một tảng đá.


Từ tuyển tập The Poetry of Our World: An International Anthology of Contemporary Poetry, do Jeffery Paine chủ biên (HarperCollins, 2000).

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tôi giải thích vài sự việc (Pablo Neruda): Bản dịch của Cù An Hưng

Anh sẽ hỏi: Nay đâu hoa tử-đinh-hương?
Mảng chữ rối những thứ á phiện?
Và cơn mưa thường dập những từ
của anh, thường lấp đầy chúng bằng
những lỗ thủng và chim?

Những gì xảy ra với tôi, tôi kể hết.

Tôi sống trong một khu phố
Madrid, với chuông,
Đồng hồ, và cây.

Từ nơi đây có thể thấy
khuôn mặt nạc Tây Ban Nha
như một đại dương bằng da.

Nhà tôi được mệnh danh
ngôi nhà hoa, bởi nhà đầy ắp
hoa phong-lữ đỏ,
một ngôi nhà xinh xắn
có chó và trẻ nhỏ.

Raul, nhớ chăng anh?
Nhớ chăng anh, Rafael?
Feredico, nhớ chăng anh
ngầm dưới đất,
nhớ chăng anh nhà tôi có ban-công nơi
ánh sáng tháng sáu bóp nghẹt hoa trong miệng anh?

Này người anh em!
Mọi thứ nơi đây là
tiếng la, hàng hoá vị mặn
từng đống bánh mì phập phồng,
chợ khu phố Arguelles với bức tượng
như cái bình mực nhợt giữa cá
dầu olive vươn tới những cái thìa,
những tiếng bước chân những tiếng đập tay
vang rền trên phố,
những mét, những lít,
thực chất của đời,
                  cá xếp chồng chất,
trên những mái nhà trong nắng lạnh
uể oải cái chong chóng gió,
đồ ngà cực kì dễ thương đựng cà chua,
những trái cà chua trải dài tới biển.

Và tất cả cháy rụi một buổi sáng kia
và một buổi sáng kia, hỏa hoạn
đến từ đất
tàn sát người,
và từ lúc ấy       lửa,
và từ lúc ấy       thuốc súng,
và từ lúc ấy       máu.

Kẻ cướp với máy bay và người Moor,
kẻ cướp với băng đảng và vợ quận công,
kẻ cướp với thầy tu áo choàng đen ban phước,
bọn chúng đến qua không khí để giết đám trẻ
và qua không khí, máu trẻ
giản dị chảy, như máu trẻ.

Lũ chó rừng chính chó rừng muốn bỏ,
những tảng đá mà hoa cúc khô muốn đâm xuyên,
lũ rắn độc chính rắn độc kinh tởm.

Tôi đã thấy trước mặt anh
máu Tây Ban Nha hừng hực bốc
khiến anh chìm trong cơn sóng đơn độc
của niềm kiêu hãnh và những lưỡi dao.

Bọn tướng tá
phản trắc,
hãy nhìn cái nhà đã chết của tôi
hãy nhìn Tây Ban Nha gãy vỡ,
nhưng từ mỗi nhà đã chết, nảy sinh
kim loại cháy bỏng, thay vì hoa,
nhưng từ mỗi lũng sâu của Tây Ban Nha
Tây Ban Nha tiến bước,
nhưng từ mỗi xác trẻ, nảy sinh một khẩu súng có mắt,
nhưng từ mỗi tội ác, nảy sinh đạn,
những viên đạn lục tìm trong anh một ngày kia
nơi đâu là chỗ của tim.

Anh sẽ hỏi: tại sao thơ tôi
không nói về giấc ngủ, về lá,
về những núi lửa vĩ đại nơi quê tôi.

Hãy đến đây và nhìn máu trên phố,
hãy đến đây và nhìn
máu trên phố
hãy đến đây và nhìn máu
trên phố.

Ảnh đại diện

Amor America (Pablo Neruda): Bản dịch của Cù An Hưng

Trước tóc giả và áo đuôi én
đã có sông, những dòng sông huyết mạch;
đã có những dãy núi lởm chởm uốn mình
nơi kên kên và tuyết dường bất biến;
đã có cái ẩm và sự tăng trưởng dầy đặc, có sấm sét
tuy không tên và những cánh đồng hoang.

Con người là bụi, cái bình đất, một mi mắt
rung rung bằng bùn, khuôn đất sét -
hắn là cái ấm Carib, đá Chibcha,
cái tách đế quốc hay cát Arauco.
Hắn dịu dàng và khát máu nhưng
trên đuôi võ khí hắn - bằng đá lửa ẩm nhờn -
đã có ghi
những chữ ban đầu của địa cầu.
                  Về sau không một ai
có thể nhớ: gió đã quên chúng,
ngôn ngữ nước đã bị chôn,
chìa khóa đã thất lạc
hoặc chìm trong máu trong im lặng.

Này các anh em vùng đồng cỏ, đời sống
không mất đi. Những tợ bông hồng dại
một giọt đỏ rơi nơi tăng trưởng đặc dầy
và một cái đèn đất bị dập tắt.

Tôi ở đây để kể lại.
Từ sự yên bình của trâu
tới những vùng cát biển bị chà đạp
nơi tận cùng của đất
trong sự tích-tụ-phun của ánh sáng Nam cực,
và qua những hầm dốc hiểm của
sự thanh bình trong bóng râm xứ Venezuela
tôi tìm cho cha, cha ơi,
người chiến binh kim loại đồng và bóng tối,
hoặc tìm cha, cây hôn phối, tóc bất khuất,
mẹ cá sấu, bồ câu kim loại.
Tôi, người Inca đất bùn,
chạm tay vào đá và nói:

Nay ai
đợi tôi? Và tôi nắm chặt
một nhúm đá lửa rỗng.
Tôi bước đi giữa hoa Zapotec,
Và ánh sáng êm dịu như nai,
Và hình dạng là một mi mắt xanh.

Đất tôi không tên, không America,
nhị hoa ngay điểm phân mùa, cái lao tím,
hương vị em từ cội-rễ-tôi lên mắt kiếng
tới môi tới lời mong manh nhất
tuy chưa sanh trong miệng tôi.


Từ tuyển tập The Poetry of Our World: An International Anthology of Contemporary Poetry, do Jeffery Paine chủ biên (HarperCollins, 2000).
Ảnh đại diện

Không ngoại trừ cái chết (Pablo Neruda): Bản dịch của Cù An Hưng

Có những nghĩa địa cô đơn,
những mộ đầy xương không tiếng động,
con tim qua một đường hầm,
đen tối, đen tối, đen tối,
như chiếc tầu đắm chúng ta chết bên trong,
như chết đuối nơi tim,
như rơi từ da vào tâm hồn.

Có những xác người,
có bàn chân của phiến đá ẩm lạnh,
có cái chết trong xương
như âm thanh tinh thuần,
như tiếng sủa không chó,
trồi lên từ chuông đâu đó từ mộ đâu đó,
lớn dần trong độ ẩm như khóc như mưa.

Một mình, đôi lúc tôi thấy
những quan tài dưới buồm đè cái neo,
với linh hồn vàng vọt, với phụ nữ trong sự căng thẳng,
với thợ làm bánh mì trắng như thiên thần,
với thiếu nữ trầm ngâm kết hôn cùng gã công chứng tòa án,
quan tài leo trên sông-thẳng-đứng của người chết,
con sông dâu tằm,
phía trên, buồm căng vì âm thanh cái chết,
căng vì âm lặng của cái chết.

Với những gì quyết liệt và rõ ràng, cái chết đến
như chiếc giày không bàn chân như lễ phục không người,
nó đến gõ với nhẫn không đá không ngón tay,
nó đến hét không miệng không lưỡi không cổ họng.
Nhưng bước chân nó leng keng,
quần áo nó sột soạt, lặng lẽ, như cây.

Tôi không biết, riêng hiểu ít tôi khó thấy, nhưng
nghĩ nó hát bài ca mầu hoa violet ẩm nhờn,
với khuôn mặt màu lục
với cái nhìn đăm đăm màu lục,
với độ ẩm của lá cây violet vươn đâm
và mầu uy nghi của mùa đông chán ngấy.

Cái chết cũng qua thế giới trong vai chú rể,
liếm sàn nền trông chờ các linh hồn,
nó ở trong chú rể,
là lưỡi cái chết trông chờ người chết,
kim cái chết trông chờ chỉ xuyên.

Cái chết ở trong giường cũi của trẻ thơ
trên nệm nhàu, trong mầu đen.
nó sống dang rộng tay và đập bất thần,
một tiếng động tối tăm, lớp vải căng phồng,
và có những giường trong chuyến đi tới một bến
nơi, trong lễ phục đô đốc, nó sẵn chờ.

Ảnh đại diện

Khẩn cầu (Đặng Trần Côn): Bản dịch của Cù An Hưng

Cho dù đối diện rừng gươm
Hề chi! trời đất vốn thương anh hùng
Giúp chàng phá trận lập công
Khắp miền Quan bắc Quan đông yên lành
425. Chẳng còn nghe nói chiến chinh
Cung tên xếp xó, thanh bình là đây
Giả từ quan ải, cờ bay
Dựa lưng gió núi, ngất ngây khải hoàn
Yên Nhiên, bia khắc tên chàng
430. Cửu trùng ban thưởng cả ngàn công lao
Kéo Ngân hà rửa cung đao
Văn nhân toàn quốc đón chào đề thơ
Ca dao thôn xóm hát hò
Bài ca “nhập Hán” bây giờ trổi lên
435. Họa hình bày gác Lăng Yên
Chỗ Tần Thúc Bảo dám xin đứng gần
Hình trưng giữa điện Kỳ Lân
So người họ Hoắc có phần sánh ngang
Nhận bao tước lộc vua ban
440. Từ nay dòng họ vẻ vang đời đời
Vướng sầu cứ chịu người ơi
Đợi khi đắc ý vui thời tương lai
Vợ Tô Tần, dại khờ thôi
Chồng về tiều tụy vẫn ngồi ngó ngang
445. Chồng ta: anh tuấn Lạc Dương
Ngày về ắt hẳn ấn vàng vua trao
Vì chàng khẽ gỡ chiến bào
Vì chàng nâng chén rượu đào kính yêu
Vì chàng chải tóc mây thêu
450. Vì chàng tô điểm diễm kiều như mơ
Mời xem khăn thấm lệ xưa
Đọc cho nghe hết quyển thơ đọng sầu
Đổi ngay ý tứ đón nhau
Thích nghe chuyện mới từng câu ấm lòng
455. Liên ngân đối ẩm tình nồng
Hát vui xum họp đón chồng tài cao
Rót chi thứ rượu bồ đào
Khúc ca ly biệt ném vào hư vô
Hầu chồng đến tuổi già nua
460. Đền nhau một thuở có thừa đắng cay
Công danh phước lộc cao dầy
Bên nhau hưởng trọn những ngày bình yên
Ngàn thu sông núi vững bền
Chẳng còn chinh phụ buồn phiền, lệ sa
465. Hẹn chàng thiếp gởi khúc ca
466. Chàng ơi như thế mới là trượng phu.

Ảnh đại diện

Nguyện ước (Đặng Trần Côn): Bản dịch của Cù An Hưng

Uyên ương đồng nội bay đôi
Vẫn chia ấm lạnh có rời xa đâu
395. Én thường đậu nóc nhà cao
Cuộc tình giữ mãi bạc đầu không quên
Xưa nay những cặp chim Kiêm
Luôn luôn sát cánh lướt trên bầu trời
Sâu Cùng Cùng cũng thế thôi
400. Cụng đầu bò lết suốt đời bên nhau
Hoa sen liền cuống bên nhau
Cành dương liễu quấn ngàn sau vẫn đồn
Con người thực kém chim muông
Thua loài sâu bọ vô cùng, lạ thay!
405. Nguyện thành chim nối cánh bay
Cầu mong được mãi như cây liền cành
Chết ư! chia rẽ cũng đành
Sống đây! sao vướng sầu tình biệt ly
Ví dầu chết mới gặp đi
410. Sao bằng được sống, sống vì theo nhau
Ngày về xin chớ bạc đầu
Phòng khuê hứa giữ nguyên mầu phấn hương
Nguyện làm chiếc bóng trong sương
Cùng chàng qua vạn nẻo đường cheo leo
415. Nay chàng tin có bóng theo
Yên tâm dấn bước chính điều thiếp mong
Tài cao, bền tấm lòng son
Ra tay giúp nước trông nom dân mình
Dẫn quân khinh kỵ công thành
420. Đối đầu tướng giặc quyết giành phần hơn

Ảnh đại diện

Ưu lão (Đặng Trần Côn): Bản dịch của Cù An Hưng

350. Hoa rơi mấy thuở hỏi chàng biết không
Chồi lan tươi thắm trổ bông
Rau tần trắng xóa một vùng ngát hương
Bước ra, man mác đêm sương
Đường sao Khuê mọc vắt ngang tỏ mờ
355. Ngân hà một dải cao thưa
Áng mây cô độc lững lờ trôi xuôi
Nghiêng nghiêng Bắc đẩu ven trời
Riêng vầng trăng tỏ canh hoài phòng khuê
Đầu tường gió phớt, lê thê
360. Dung nhan tiều tụy chỉ vì nhớ thương
Sao còn ở mãi viễn phương
Xưa cùng, nay cảnh Sâm Thương cách vời
Mây che đầu ngựa cõi ngoài
Hành lang chỉ thấy ngợp mùi rêu xanh
365. Thềm xưa chờ gió, vắng tanh
Ngày vui đã mất hương tình muốn vơi
Mẫu đơn bén gió đông, tươi
Cùng trăng Chức nữ trông vời sao Ngâu
Phòng khuê hoang lạnh, thiếu nhau
370. Chăn đơn gối chiếc nát nhàu tình xưa
Hỡi ôi! ngày tháng thoi đưa
Giục xuân mau hết đâu chừa một ai
Xuân qua thu đến, ngậm ngùi
Bên nhau phút chốc để rồi chia tay
375. Biệt ly thêm gió heo may
Cành dương liễu biếc giờ đây úa vàng
Riêng còn tiếc nuối thở than
Những e sợi trắng hại nàng Văn Quân
Chàng Phan rực rỡ nét xuân
380. Thế mà tóc cũng dần dần điểm sương
Than chi! đời vẫn ngát hương
Có điều hồng thắm vốn thường mau phai
Sắc hương chẳng giữ nổi hoài
Tiếc thương phận bạc nhớ thời vui xưa
385. Tóc nàng chinh phụ xanh tơ
Chờ mong! bao kẻ già nua mất rồi
Lầu xưa kề má tươi cười
Lụa là hé mở đón mời yêu đương
Sao trời chẳng giúp đường sang
390. Còn xa nhau nữa còn mang oán tình
Đường đời khấp khúc gập ghềnh
Thương nhau dẫu nhớ cũng đành chàng ơi

Trang trong tổng số 2 trang (20 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối