Dưới đây là các bài dịch của Đặng Anh Đào. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Gửi sự tuân thủ thụ động (Victor Hugo): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Ôi Thượng đế, bởi giờ đây đội quân kia hành tung như vậy
Bởi giống như cánh cửa bị chắn ngang và đóng lại
Trước danh dự họ điếc ngây
Bởi tất cả binh lính kia đã rạp bò không còn trông đợi
Và bởi trong máu me nước Pháp bị họ dập tàn rồi
Bó đuốc của người, thưa Thượng đế!

Bởi lương tri tang tóc chẳng còn lối nương thân
Bởi vị linh mục trên diễn đàn, và quan toà
Bận đồ chế phục
Đều tôn thờ sự thành đạt, đích thực, nhận chân duy có một
Còn hơn là thất bại trắng trong

Bởi tâm hồn giống như bầy gái điếm
Bởi đã chết rồi những ai phá các ngục Baxti
Hoặc là họ đã đều sa đoạ
Bởi đê tiện tuôn lời khuyên hèn hạ
Từ mọi trái tim khiến mồm miệng khác nào
Lỗ cống đã ứ đầy tràn ngập

Bởi danh dự chột thui khi Xêda thăng trưởng
Bởi giữa Pari ôi sỉ nhục, chỉ còn nghe
Tiếng đàn bà rên rỉ
Bởi chẳng còn ai lòng đâu lo đại nghĩa
Bởi những ngoại ô cũ kỹ, run rẩy ươn hèn
Giả vờ như mê ngủ

Ôi lạy Chúa, người sinh thành, xin ban cho tôi sức mạnh
Và tôi, phận hèn, tôi sẽ tới tận chỗ gã Coocxơ kia
Và tại nhà tên vô đạo
Lay mạnh vần thơ âm thầm mang lửa Người tràn ngập
Tôi bước vào, lạy Chúa, với công lý trong tim
Và trong tay là roi vọt

Rồi, xắn ống tay tựa người trí thú
Đơn độc, dữ dằn nơi hồn ma vẫy lần khăn liệm
Trong cơn giận thánh thần
Tựa người rửa thù tăm tối buộc thiên hạ lùi xa
Tôi sẽ giẫm nát dưới bàn chân ổ hang và con thú độc
Đế chế này và cả bậc đế vương!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Biển đêm (Victor Hugo): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Bao thuỷ thủ, ôi, bao thuyền trưởng
Đã hân hoan theo những cuộc viễn du
Chìm nơi chân trời xa lắc âm u!
Số phận ác tàn, bao người đã mất!
Biển sâu vô tận, một tối không trăng
Đại dương mịt mù mãi mãi vùi thân!

Bao chỉ huy chết cùng đồng đội
Cơn phong ba dứt hết những trang đời
Thổi một luồng tan biến giữa biển khơi!
Ai biết nơi vực sâu vùi số phận
Mỗi đợt sóng cuốn theo một miếng mồi
Đây chiếc xuồng, và kia người thuỷ thủ!

Ai biết phận anh, cuộc đời xấu số!
Anh trôi qua các khoảng rộng âm thầm
Trán chết giập những đá ngầm xa lạ
Ôi! Cha mẹ già một lòng mong nhớ
Bến bờ xưa mòn mỏi trông chờ
Kẻ ra đi chẳng trở lại bao giờ!

Người ta nhắc đến anh vài đêm thao thức!
Quây quần vui bên chiếc neo mòn
Tên tuổi anh vương lại một thời gian
Với chuyện phiêu lưu, tiếng cười, khúc hát
Với cái hôn thầm lén người ước nguyện cùng anh
Khi anh nằm yên giữa lớp rong xanh!

Người ta hỏi: "Họ đâu? Làm vua hải đảo?
Hay bỏ ta, đến bờ biển giàu hơn?"
Rồi kỷ niệm về anh cũng bị vùi chôn
Thân dưới nước, tên chìm trong ký ức
Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen
Trên biển tối phủ niềm quên tăm tối

Rồi bóng anh trước mọi người tan biến
Kẻ còn lo chiếc mảng, kẻ bận cái cày
Chỉ trong những đêm giông bão ngút trời
Vầng trán bạc mỏi mòn, người vợ goá
Còn nhắc đến anh khi khơi đống tro tàn
Trong cõi lòng và nơi bếp lửa

Rồi khi nấm mồ khép vành mi họ
Ai biết tên anh, không phiến đá tầm thường
Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá
Không một khúc hát ngây thơ, buồn bã
Góc cầu xưa, người hành khất thường ca

Họ ở đâu, thuỷ thủ chìm trong đêm tối?
Hỡi làn sóng mang bao chuyện đau lòng!
Những bà mẹ quỳ, nhìn sóng thẳm kinh hoàng!
Ngươi kể với nhau khi triều dâng, hỡi sóng
Mà vì tiếng ngươi nghe tuyệt vọng
Khi chiều chiều ngươi đến cùng ta


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Nỗi buồn (Alfred de Musset): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Tôi đã mất cuộc đời và sức lực
Và bạn bè, và nỗi tươi vui
Tôi đã mất cả niềm kiêu hãnh
Khiến cho tôi tin tưởng ở thiên tài

Khi tôi làm quen cùng Sự thật
Tôi tưởng nàng là bạn của mình
Khi tôi hiểu rõ nàng và cảm nhận
Tôi đã từng ghê tởm vì nàng

Ấy vậy nhưng nàng là vĩnh cửu
Và những ai từng bỏ qua nàng
Mọi chuyện dưới cõi trần này đều không hiểu nổi

Chúa phán dạy và ta cần đáp lại
- chút của riêng dưới cõi trần duy tôi còn giữ lại
Ấy là từng giỏ lệ, một đôi khi


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Những người chết hồi chín hai (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Những người chết hồi chín hai và chín ba năm ấy
Nhợt nhạt dưới nụ hôn thắm thiết của tự do
Bình thản, dưới gót guốc thô, anh dẫm nát gông xiềng từng đè nặng
Lên tâm hồn và vầng trán cả loài người

Những con người nhiệt cuống và lớn lao trong sóng gió
Trái tim các anh dưới lần áo rách rộn tình yêu
Ôi Chiến sĩ được Thần chết gieo mầm, Người tình cao thượng
Để lại tái sinh cho các anh, trong mọi luống đất cũ xưa

Các anh mang máu rửa sạch mọi điều cao xa từng bị làm ô uế
Những người chết ở Valmy, ở Fleurus, ở Ý
Ôi triệu Đức Chúa trời mắt âm thầm và hiền dịu

Chúng tôi để các anh cùng nên Cộng hoà yên ngủ
Chúng tôi, lưng còng xuống dưới các vị vua như dưới cây chuỳ nặng
- Các quý ngài De Cassagnac nay lại đang nhắc nhở chuyện các anh


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tự do (Paul Éluard): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Tự do ôi ngất ngây và đôi chân trần thanh thản
Tự do nhẹ tênh và giản dị còn hơn
Cả mùa xuân vời vợi e ấp sáng trong


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Họ đập vỡ hoàn cầu (Boris Vian): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Họ đập vỡ hoàn cầu
Thành từng mảnh nhỏ
Họ đập vỡ hoàn cầu
Bằng từng nhát búa
Nhưng tôi cóc cần
Cóc cần thực sự
Vẫn còn khá đủ
Khá đủ cho mình
Chỉ cần tôi yêu
Một sợi lông biếc
Tôi vẫn còn khí trời đôi chút
Sự sống còn một giải cỏn con
Trong mắt kia ánh sáng mảnh mai
Và giữa hàng cây tầm ma còn hơi gió
Và dù cho dù cho họ
Có tống giam tôi
Vẫn còn khá đủ
Chỉ cần tôi yêu
Hòn đá kia mẻ sứt
Những cây móc sắt
Còn chút máu vương
Tôi yêu tôi yêu
Ván nằm cũ kỹ
Rơm lót và khung giường
Hạt bụi vừng dương
Yêu lỗ tường trổ ngỏ
Những người đang bước vào đây
Họ tới họ giải tôi đi đó
Một con đường giải cát
Một con chim hãi hùng
Chỉ cần tôi yêu
Một nhành cỏ nhỏ
Một giọt sương đêm
Một con dế củi
Họ có thể đập vỡ hoàn cầu
Thành từng mảnh nhỏ
Vẫn còn khá đủ
Khá đủ cho tôi
Tìm thấy lại sự sống trên đời
Và lại tìm ra màu sắc
Tôi yêu hai chiếc nẹp dựng đài kia
Cái dao hình ba cạnh
Những quý ngài nọ bận toàn đen
Đó là ngày hội của mình và tôi hằng ngạo nghễ
Tôi yêu nó tôi yêu
Chiếc sọt cám chứa đầy
Nơi tôi sắp kê đầu lên đó
Ôi thực sự là tôi yêu nó
Chỉ cần tôi yêu
Một nhành cỏ biếc
Một giọt sương đêm
Một con chim đáng yêu sợ hãi
Họ đập vỡ hoàn cầu
Bằng những cây búa nặng
Vẫn còn khá đủ cho mình
Trái tim ta vẫn còn đủ đó


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Nghệ thuật thi ca (Boris Vian): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Gửi Victorugo

Hiển nhiên là thi sĩ viết
Khi cú cảm hứng nện vào
Nhưng có những hạng người mà những cú nện chẳng mảy may tác động


Victorugo: Tức văn hào Victor Hugo, Boris Vian viết khác đi với ngụ ý bỡn cợt.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Mùa anh đào (Jean-Baptiste Clément): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Tặng nữ công nhân Louise dũng cảm, nhân viên quân y lưu động ở đường Fontaine-au-Roi ngày chủ nhật 28 tháng năm 1871

Khi với chúng ta mùa anh đào tới
Chim họa mi vui nhộn, sáo mỉa mai
Tất cả sẽ tưng bừng mở hội
Những cô gái xinh tươi sẽ như cuồng dại
Và các chàng trai tim chói lọi mặt trời
Khi với chúng ta, mùa anh đào tới
Tiếng sáo càng lảnh lót đùa vui

Nhưng mùa anh đào trôi qua, ngắn ngủi
Thời gian ta mơ mộng sánh vai
Cùng nhau đi hái chùm hạt hoa tai
Anh đào của tình yêu áo em màu ấy
Nhưng mùa anh đào trôi qua ngắn ngủi
Chùm hạt san hô, ta hái giữa giấc mơ

Khi với bạn, mùa anh đào tới
Nếu bạn e dè nỗi khổ của tình yêu
Xin bạn hãy lánh xa người đẹp
Tôi chẳng sợ đâu những dày vò tai ác ấy
Tôi chẳng sống mà một ngày kia không bị khổ đau
Khi với bạn, mùa anh đào tới
Bạn cũng mang theo những mối hận tình

Tôi yêu mãi anh đào thuở ấy
Tự những ngày xưa tim thường vẫn ứa
Vết thương
Và May mắn có hiến mình cho tôi chăng nữa
Chẳng thể nào dịu nỗi khổ đau
Tôi yêu mãi anh đào thuở ấy
Và kỷ niệm xưa ấp ủ giưã tim này

Ảnh đại diện

Lễ vớt thi hài (Tahar Ben Jelloun): Bản dịch của Đặng Anh Đào



Cái xác từng là thân người không còn rong chơi dọc sông Tigre hay Euphrate
Xẻng xúc lên chẳng hoài niệm đớn đau
Xếp vào túi Plaxtic đen
Cái xác từng là tâm hồn là tên người và gương mặt
trở về cùng đất cát,



Cái xác từng là tiếng cười
rác rưởi và biệt tăm
Giờ đây bốc cháy.

Gió cuốn tro đi tới tận dòng sông.
Và nước tiếp nhận tựa nước mắt dư thừa sảng khoái.
Tro hoài niệm còn long lanh một mảnh đời đơn sơ, một cuộc đời bình dị,
với một khu vườn, vòi nước, sách vở qua loa.
Tro từ xác người thoát khỏi hố chôn công cộng
hiến cho bão cát.



Một tiếng nói cất lên từ giếng cạn,
từ thế kỷ xa xưa
khi Babylone hãy còn là bài cầu nguyện;
Vào cái thời cõi dương gian chưa thể chết,
con trẻ nói: cõi dương gian đau nhưng chưa chết đâu mà!
Bagdad đâu còn bụng
cứa hết mạch máu mình
cho thần dân đang đói khát
trên chiến trường chân dung gã đào mồ không vết bợn.



Vì đâu lịch sử chúng ta gieo vãi đầy thất bại?
Phải chăng đó là cơn tán loạn ngôn từ?
Một lớp bụi trắng trùm lên gương mặt
đó là một chút trời đã lấp mắt chúng ta.



Ôi những người Chí thiện!
Các vị đang nói về phẩm giá con người và lòng dũng cảm
Các vị phán hệt như trong sách
các vị đang thiết lập Luật và Quyền
hãy nói thử xem chúng tôi có thật đáng tôn xưng dưới đất
xác cùng hồn lẫn lộn
không tên
không ghi ngày tháng


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ở Tây Ban Nha (Paul Éluard): Bản dịch của Đặng Anh Đào

Nếu ở Tây Ban Nha có một cây sơn bằng máu
Đó là cây tự do*

Nếu ở Tây Ban Nha có cái miệng lắm lời
Nó nói về tự do

Nếu ở Tây Ban Nha có li rượu vang thuần khiết
Người uống rượu là nhân dân


* Việc trồng "cây tự do" được thiết lập như một lễ tiết vào thời cách mạng Pháp (ND)

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối