Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Cái chết của Lê nin (Vladimir Maiakovsky): Bản dịch của Thép Mới

(trích đoạn trong trường ca "Vladimir Ilich Lenin" sáng tác năm 1924)
...
Hôm qua,
    sáu giờ năm mươi phút,
         đồng chí Lê Nin từ trần.
Năm này
    chứng kiến một lần,
       điều bất hạnh trăm năm không thấy nữa.
Ngày này,
    muôn thuở,
        sẽ là truyền thuyết đau thương.
Tin kinh hoàng,
    sắt thép cũng bật tiếng kêu than
Sóng nức nở
    giữa lòng người Cộng sản
Sức nặng đè ghê gớm
    không lê nổi chân đi
Biết thế nào đây
    tự thuở xưa và thuở bây giờ
        nói làm gì nữa
Nhà hát lớn
    trôi, trên đường to, phố nhỏ
       như một cỗ xe tang
Niềm vui bò như ốc như sên
Nỗi buồn chạy như điên như dại
Không ánh mặt trời
   không ánh băng chiếu rọi
Tất cả rắc lên một lớp tuyết đen
   sàng qua báo chí
Tin ập đến
   Người công nhân trước máy
        Một viên đạn bắn vào đầu
Như có ai
  đã đổ
     một chén lệ xuống bàn dụng cụ
Người nông dân
  từng chứng kiến bao cảnh chuyển vần,
     nhìn tận mắt bao lần cái chết
Thế mà giờ đây các bà quay lưng, quệt mắt
Nhưng ngấn lệ đen
   dấu tay chùi trên má còn hoen.
Cả những người dằn lòng như đá lửa
  Cả những người ấy nữa
      cũng cắn môi đến nát thịt da
Trẻ nhỏ
  bỗng nghiêm trang như các cụ già
Các cụ già
    khóc như trẻ nhỏ.
Gió
 trên mặt đất
   xua tan nỗi nhớ
Đất
  chuyển mình thức tỉnh
    mà chẳng nhận ra
Trong căn phòng lạnh lẽo Mạc tư khoa
Có chiếc quan tài
  của người con, và của người cha
       của cách mạng
Nếu giờ đây
  có ai nhiều phép lạ
      hô to:
Chúng ta thà chết cho người sống lại !
Kè đường phố sẽ phá tung, mở rộng
Mọi người sẽ đổ xô vào chỗ hy sinh,
   miệng vẫn ca vang
Nhưng phép lạ ấy làm gì có được
Mà luống công mơ ước
Chỉ có Lê Nin
   Chỉ có chiếc quan tài
        đè nặng xuống vai
Chỉ một người
  trọn một đời
     chịu đựng nỗi khổ đau nhân loại.
...


Tôi đăng bài Cái chết của Lê Nin do Thép Mới. Coi như gửi một nén tâm nhang đến người đã khuất. Nếu có gì chưa đầy đủ, xin được góp ý, bổ sung.  
TAL
Ảnh đại diện

Nhớ con (Vương Trọng): Bài thơ hay trong thời kỳ chống Mỹ

Bài thơ NHỚ CON của Vương Trọng viết trong thời kỳ chống mỹ cứu nước. Đây là một bài thơ hay.
Bài thơ đã rất khéo diễn tả những hy sinh gian khổ của cả dân tộc trong một cuộc chiến khốc liệt và hào hùng.
Không cần bom rơi, đạn nổ, người đọc vẫn cảm nhận rất rõ tính khốc liệt của chiến tranh:
Cha đi suốt một thời trai trẻ..
Dáng cha đi trong điệp trùng đội ngũ..
Nỗi gian truân và những hy sinh thầm lặng của hậu phương:
Một con đường, gió mùa nào cũng ngược..
Chiếc cầu phao, sóng nổi bồng bềnh..
Hơn thế nữa, có một nỗi gian khổ vô hình, đó là nỗi nhớ thương. Tình hậu phương, tiền tuyến được cụ thể hoá sâu sắc bằng tình vợ chồng, mẹ con.. Đó chính là động lực của cuộc chiến, như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì ai ta hiến máu..
Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là khẩu hiệu, nhưng cũng chính là tâm nguyện của mỗi người dân ngày đó. Và chỉ với tâm nguyện ấy, người ta mới có thể coi:
Nhớ thương là hạnh phúc những ngày xa..
Bài thơ là lời tâm sự của người mẹ, với lối viết dung dị, thủ thỉ mà chứa chan cảm xúc. Nó có sức gợi cảm rất lớn. Bài thơ đã đi theo những người lính chúng tôi, vượt qua nhiều chiến trường, vượt qua nhiều gian khổ, đến ngày đất nước toàn thắng.  
TAL

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: